PHẦN THỨ TƯ: MẤY LỜI NHẮN GỞI ĐẾN NGƯỜI DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH – QUÊ TÔI
Hỡi các bạn nuôi ong ở Bình định – Từ hàng trăm năm nay, ông cha chúng ta đã biết tận dưng lợi thế nguồn mật từ hoa cây dừa trồng nhiều, khắp nơi. Chẳng thế mà tự lâu đời đã có câu ca dao: Công đâu, công uổng công thừa, Công đâu gánh nước tưới dừa Tam quan. (Tam quan trồng quá nhiều dừa, không ai gánh nước tưới cho xuể). Vả lại cần gì phải tưới, Tam quan gần sông, biển, đất cát, mát lành… chỉ cần trồng vào đầu mùa mưa là năm sau nó đã bén rễ, sống được rồi.
Khởi điểm từ trồng nhiều dừa, lại ở gần núi, ong tìm hoa dừa để lấy mật rồi chui vào gốc dừa mục ở. Từ đó ông cha chúng ta mới nảy sinh ý định nuôi ong mật. chắc là rất lâu đời: Có lẽ từ thuở có con người đến ở vùng này và đã trổng nhiều dừa, ít gì cũng vài ba trăm năm- từ lúc theo dòng người vào khai phá đất Chân lạp. Thật là một phát kiến hay, nhưng khốn thay bao nhiêu đời nay, những kẽ hậu sinh, không có được một sáng kiến, một cải tiến naò!
Ở miền Nam, từ mấy mươi năm về trước, không ai biết giống ong mật nội địa này. Họ chỉ biết các giống ong Dú, ong Ruổi và ong Khoái mà thôi. Mãi đến những năm 60 của thế kỷ trước, ông Quách Đại Cương, không biết lấy ong giống từ đâu đem vế Định tường nuôi, nhưng sau vài năm lại bỏ giống này, chuyển sang ong Ý nhập từ Đài loan về. Số ong nội địa bị bỏ rơi - lúc bấy giờ chưa ai biết nuôi,nên lần hồi bị tiêu diệt hết!
Đến năm 1974 tôi mới đem ong giống từ Bính định vào và vài năm sau đó các Công ty ong của Nhà nước mới đem giống từ miền Bắc vào, gây bùng nổ phong trào nuôi ong khắp các tỉnh miền Nam, giúp cho không biết bao nhiêu người xóa nghèo, vượt khó.
Tuy nghề nuôi ong mật ở miền Nam còn rất non trẻ, nhưng nhờ sớm tiếp cận với các cơ sở nuôi ong Ý (đa phần là người Hoa), và các trại ong Nhà nước. Nhờ đó, tôi và những người khác từ ấy đã học được cách nuôi ong với cấu di động, thùng cải tiến… Tiếc thay quê ta có nghề nuôi ong lâu đời nhưng hầu hết cho đến nay vẫn còn theo cách xưa, cũ, lạc hậu!
Dân miền Trung từ lâu đã đươc nổi tiếng là siệng năng, cần cù chịu khó thế mà vì đâu lại xảy ra tình trạng chậm tiến trong nghề nuôi ong mật như thế này?
Theo tôi thì có mấy nguyên do sau đây:
1)Về mặt địa hình, xa xôi cách trở, đi lại (mấy mươi năm về trước) quá khó khăn không thấy được cách nuôi, cách di chuyển ong từ vùng này đến vùng khác và nhất là họ không thấy được nghề nuôi ong đem lại lợi nhuận to lớn đến chừng nào!
2)Với đầu óc thủ cựu, chỉ biết “xưa bày, nay làm” và tính tự mãn: nuôi được năm, ba thùng ong đã tự cho mình là giỏi lắm rồi. chẳng cần gì phải học ai nữa.!
3) Vì tính ích kỷ, giấu nghề, nên có bao giờ trao đôi bàn bạc với ai để học thêm, biết thêm!
4)Với quan niệm giản đơn; ong chỉ lấy mật dừa và chỉ biết để quanh quẩn trong vườn nhà. Chưa một ai nghĩ đến nhiều nguồn mật ngon hơn và dồi dào hơn mật dừa rất nhiều. Vì ở miền Trung không có cây ăn trái đặc sản trồng tập trung hàng loạt các thứ mận, nhãn, chôm chôm, xoài… như các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ. Cây sầu riêng, sa pô, mãn cầu cũng có trồng nhiều và tập trung, nhưng các loại cây này hoặc không có mật, hoặc mật lạt như cây sầu riêng nên ong không lấy. Tại miền Trung, các loại cây ăn trái chỉ trồng lẻ tẻ một vài nhà, mỗi nhà trồng một vài cây, kẻ thứ này người thứ nọ số lượng quá ít nên khi chúng ra hoa, ong đến lấy mật không nhiều nên không gây sự chú ý về nguồn mật của các loải cây này.
Ngày nay, tình thế đã đổi khác: Các công trình thủy lợi đã cung cấp nước tưới cho các ruộng lúa, mổi năm 3 vụ. Các giếng khoan sâu đã giúp cho người nông dân có đủ nước tưới để trồng bắp, mè, đậu và các loại rau ăn trái như cà, dưa, bí, mướp, quanh năm... Nhờ thế nguồn phấn hoa không lúc nào khan hiếm
Phấn hoa mới chính là nguồn thức ăn quý hiếm và nhiều dinh dưỡng đối với con ong mật. Ta có thể nói một cách” ví von“: mật hoa là cơm gạo và phấn hoa là thức ăn bổ dưỡng cần thiết của chúng... Vì thế, với ong nội địa thiếu mật thì dễ, ta cứ cho chúng ăn thêm nước đường là được. Hơn nữa chúng rất siêng năng chịu khó đi tìm và có nguồn mật dùa, nhiều tháng trong năm nên ít khi cạn kiệt hẳn. Hoa dừa cũng cho nhiều phấn nhưng phấn dừa có phần nào kém dinh dưỡng hơn, nên mùa hoa dừa ong không sung, tốt bằng nguồn phấn từ các cây họ đậu và lúa bắp. Phấn hoa đối với con ong như là cá thịt đối với con người vậy.
Có mật dừa, có phấn dừa chẳng khác nào con người hàng ngày có cơm độn vói rau mắm: Cũng sống và làm việc bình thường được nhưng không hồng hào tươi trẻ sung mãn như khi đươc ăn với gạo ngon và đầy cá thit. Các nguồn phấn tứ các loại dưa, đậu, lúa bắp... đấy chính là nguồn cá thịt cho con ong đấy. Các bạn há chẳng thấy khi đồng lúa hay những đám bắp gần nhà trổ bông là lũ ong đổ xô đến đó lấy phấn chứ chúng đâu có lấy phấn dừa (lúc này nhìn trong cầu không có chút phấn dừa nào). Và khi cò nguồn phấn bắp, lúa dồi dào, ong thợ sẽ xây bánh tổ nhiều, ong chúa đẻ nhiều, đàn ong phát triển trông thấy!
Nhấn vào đây để xem tiếpNhấn vào đây để về trang: Ba Liêm "luận" về con ong mật
Nhấn vào đây để về trang chính: Ba Liêm nuôi ong mật
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.