• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Qui trình công nghệ nuôi tôm sạch sử dụng chế phẩm sinh học BZT

1. Chuẩn bị ao

Chuẩn bị ao rất quan trọng vì nó ảnh hưởng chất lượng trong suốt quá trình nuôi/sản xuất. Ở hầu hết các ao nuôi tôm, bước đầu tiên của giai đoạn này là phơi ao để ôxy hoá các chất hữu cơ sinh ra từ vụ trước.

Sau khi thu hoạch, người nuôi tôm thường tháo lớp nước đáy (đất đen hay bùn thối) vào các nguồn nước. Làm như thế cuối cùng sẽ dẫn đến sự thoái hoá chất lượng nước dùng cho nuôi tôm. Sinh ra vấn đề tôm chết hàng loạt, dịch bệnh tràn lan không kiểm soát được và mất sản lượng.

a. Xử lý đáy ao

Để loại bỏ lớp bùn cặn ở đáy ao mà không làm hủy hoại nguồn nước, chúng tôi đề nghị nên xử lý bằng cách dùng chế phẩm sinh học thương phẩm BZT để tiêu hoá chất thải (Waste Digester) trước khi phơi ao, chế phẩm sinh học BZT Waste Digester sẽ khoáng hóa các chất hữu cơ lơ lững và tích tụ trong ao.

Trước tiên, sau khi thu hoạch 2 - 3 ngày tháo bớt nước trong ao chỉ để lại khoảng từ 30 - 50 cm, dùng BZT Waste Digester với liều lượng từ 1 - 2 kg cho mỗi hecta. Sau khoảng 5 - 7 ngày tháo hết nước ra, lúc này nước thải ra có hàm lượng chất hữu cơ thấp làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.  

b. Phơi đáy ao

Sau khi xử lý đất, phơi ao cho khô nẻ vào khoảng 30 ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc vào thời tiết (điều này thường làm trong những tháng mùa khô), vét lớp đất trên cùng khi đáy ao đã thật khô và đem đổ thật xa nơi mà chúng không thể trôi vào ao trở lại khi mưa lớn. Trong những tháng mùa mưa khi không thể phơi đáy ao được, sử dụng BZT Waste Digester để xử lý bùn đáy ao là thích hợp nhất.

c. Xới đất và rải vôi

Xới đáy ao với độ sâu khoảng 5 - 10 cm để bảo đảm có sẵn thức ăn nuôi cấy vi thực vật (tảo hay màu nước) sau đó rải vôi với tỷ lệ tùy thuộc vào độ pH và axít của đất (xem Bảng 1).  

Bảng 1.   Lượng vôi đề nghị cho việc xử lý ao

pH đất   Lượng CaCO3 tấn/ha   Lượng Ca(OH)2 tấn /ha  
> 6   1 - 2   0,5 - 1  
5 - 6   2 - 3   1 - 1,5  
< 5   3 - 5   1,5 - 2,5  

 

d. Rửa ao

Rửa ao 2 - 3 lần trước khi cho nước vào để nuôi tảo (tạo màu nước)  

2. Nuôi cấy vi thực vật (nuôi tảo hoặc gây màu nước)  

a. Bắt đầu lấy nước vào và xử lý bằng chlorine

Sau khi rửa sạch ao, lấy nước vào khoảng 80 - 100 cm và xử lý bằng calcium hypochlorite 60% với liều lượng 10 - 20 ppm bằng cách hoà tan trong nước và rải đều khắp ao. Hỗn hợp này sẽ diệt các loài động vật có và không có xương sống, chất này hoạt động ở mức pH thấp do đó không nên dùng vôi quá mức khi chuẩn bị ao.  

Chạy 1 hoặc 2 hệ thống sục khí liên tục trong vòng 24 giờ sau khi xử lý bằng clo, hệ thống sục khí sẽ giúp trộn đều clo và giải phóng khí clo vào trong không khí và dư lượng clo còn lại trong ao sẽ không đáng kể.

b. Xử lý bột hạt trà (Saponin)

Cách xử dụng bột hạt trà truyền thống để diệt cá tạp sẽ được giảm thiểu, vì bột hạt trà tạo ra một lượng chất hữu cơ đáng kể và sẽ là giá thể, chất dinh dưỡng cho xạ khuẩn phát triển.  

c. Bón phân

Ba ngày sau khi xử lý clo, bón phân vô cơ (NPK) 14-14-14 với liều lượng 10 - 15 ppm, cho phân vào một cái xô nhựa và hòa tan với nước rồi rải đều khắp ao, không nên dùng phân hữu cơ vì nó là thức ăn ưa thích của xạ khuẩn.  

d. Gây tảo (màu nước)

Vài ngày sau khi bón phân, nước trong ao sẽ chuyển sang màu xanh nhạt cho thấy là tảo đã nở hoa, sau lần nở hoa đầu tiên lấy thêm nước vào cho đến khoảng 1 - 1,2 mét. Không nên giữ nước thật trong vì sẽ làm cho tảo đáy phát triển. Nếu tảo phát triển kém nên lấy nước có tảo ở các ao gần đó, nhưng luôn nhớ rằng phải lấy nước từ ao mới vừa thả giống hoặc từ ao lắng, không nên dùng nước từ những ao đã nuôi lâu ngày vì những chất hữu cơ tích tụ trong đó sẽ gây ra sự bùng phát xạ khuẩn làm nhiễm khuẩn cho tôm con.  

e. Sử dụng liều chế phẩm sinh học BZT đầu tiên

Liều chế phẩm sinh học đầu tiên sử dụng 2 - 3 ngày trước khi thả giống với một lượng tùy thuộc vào tình trạng đáy ao và diện tích ao. Ao có lượng chất hữu cơ tích tụ cao sau khi thu hoạch, đòi hỏi phải sử dụng chế phẩm sinh học liều cao để làm sạch đáy ao.

Tính toán lượng chế phẩm sinh học dựa vào diện tích và điều kiện ao, cho vào một thùng chứa, hoà tan với nước ao, khuấy đều rồi đem dung dịch rải đều khắp ao. Dùng vợt vớt váng trên mặt ao do hoạt động của vi khuẩn vào ngày hôm sau, váng này có thể đổ bỏ ngay trên bờ ao. Các bước chi tiết sử dụng chế phẩm sinh học, xem Phụ lục.

Thả giống 2 - 3 ngày sau khi dùng chế phẩm sinh học, trong trường hợp mức xạ khuẩn cao (>103cfu/ml) hoặc nước có màu xanh đậm (tảo lục phát triển mạnh) thì nên hoãn thả tôm, tháo bớt 25 - 50% lượng nước trong ao rồi bù lại cho đủ bằng nước trong ao lắng và xử lý lại bằng chế phẩm sinh học với liều lượng ban đầu, làm như vậy cho đến khi xạ khuẩn và tảo lục giảm đến mức hầu như mất hẳn. 

3. Thả giống và quản lý việc thả giống Để bảo đảm sản xuất bền vững tối đa, nên thả con giống có chất lượng tốt, ở cỡ PL15 - 18. Mật độ tùy thuộc vào vài yếu tố như tính chất môi trường địa phương, số ao trong khu vực, thiết kế và cấu trúc ao, hệ thống hỗ trợ sẵn có, thay đổi theo mùa, cỡ tôm muốn thu hoạch, kinh nghiệm của người quản lý hay kỹ thuật viên. Vì sự bền vững, mật độ khuyến cáo không nên vượt quá 25 ? 30 con/mét vuông.

Kiểm tra tôm giống có nhiễm xạ khuẩn hay không khi tôm ở vào cỡ PL10 - 15, để nuôi được, tôm phải không được nhiễm những loại vi khuẩn này. Các thông số chẩn đoán khác như dáng vẻ, hình thái của tôm giống, tỷ lệ ruột-cơ và sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh như monodon baculovirus (MBV), những yếu tố này xác định sự tăng trưởng của tôm con.

Thả giống thường thực hiện vào buổi sáng, khi nhiệt độ nước còn thấp, điều quan trọng là các điều kiện trong ao nuôi như nhiệt độ, độ mặn, pH phải ít nhiều giống như nước trong hồ tôm giống, nếu chênh lệch quá nhiều phải làm cho nó thích nghi dần, vài ngày trước khi bắt giống, có thể yêu cầu người nuôi tôm giống tăng hay giảm độ mặn của nước trong hồ tôm giống cho phù hợp với độ mặn của ao nuôi.  

a. Làm cho tôm giống thích nghi

Khi đưa về đến địa điểm nuôi, mở các bao nylon chứa tôm giống và cho vào một cái thau nhựa trắng. Nếu không có thau thì thả cho bao chứa tôm giống nổi trên nước ao, mở bao và để nước ao vào dần dần cho đến khi độ mặn, nhiệt độ và độ pH bằng với nước trong ao, sau khi đạt được sự cân bằng như thế, thả tôm giống từ từ vào ao.  

b. Dự kiến tỷ lệ sống

Để dự kiến tỷ lệ sống của tôm, đặt một cái lưới nylon mịn (24 lỗ/inch vuông) kích thước 1x1x1,5 mét gần cửa xả hay lối đi cho ăn, đếm số lượng tôm cách mỗi 15 ngày để tính tỷ lệ sống, mật độ lý tưởng trong lưới này là khoảng 500 con.  

c. Kiểm tra mẫu tôm

Trong 30 ngày nuôi đầu, theo dõi điều kiện sống của tôm bằng khay thức ăn, vì tôm còn nhỏ nên rất khó bắt, chúng ta chỉ có thể theo dõi điều kiện sống của tôm bằng cách này.

Từ 30 ngày trở đi tôm sẽ được theo dõi bằng cách bắt bằng lưới quăng và cân trọng lượng, điều này thường được làm 10 ngày một lần. Cần phải theo dõi đều đặn để xác định lượng thức ăn, đánh giá tình trạng sức khỏe của tôm và để kiểm tra tôm có thể thu hoạch được chưa. Bảng 2 cho thấy số tôm mẫu cho mỗi lẫn lấy mẫu.  

Bảng 2. Phương pháp lấy mẫu và cỡ mẫu

Trọng lượng trung bình (gr)   Dụng cụ lấy mẫu   Trọng lượng lấy mẫu (kg)  
1 - 3   Khay thức ăn   0,2 - 1,5  
4 - 25   Lưới quăng cỡ 2 cm 2 - 6  
26 trở lên   Lưới quăng cỡ 3 cm   3 - 6  

d. Diệt cá tạp và các động vật khác trong giai đoạn nuôi

Cần dùng bột hạt trà nếu thấy có một lượng cá tạp trong khi lấy mẫu và theo dõi cho ăn. Dùng chế phẩm sinh học sau khi sử dụng bột hạt trà, để kiểm soát mức xạ khuẩn và giảm chúng xuống đến mức có thể chấp nhận được.

Về trang đầu

Tiếp theo

Nguồn: Cong Ty Cong Nghe Sinh Hoc ATC, Q. Binh Thanh, TP Ho Chi Minh

VIETLINH PTE. Official Homepage

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang