Nuôi tôm, phòng trị bệnh tôm

Chuyên đề nuôi tôm hôm nay:

EHP - Nỗi lo sợ và sự cạnh tranh môi trường

Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra hiện tượng tôm bị còi cọc, chậm lớn.

Tôm sú (P. monodon), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm he (P. japonicus, P. merguiensis) có thể bị nhiễm EHP ở tất cả các giai đoạn giống, thương phẩm.

EHP còn được phát hiện trên một số loài động vật thủy sinh khác như: giun đất, giun nhiều tơ (dời); giáp xác (cua, còng); động vật hai mảnh vỏ (ngao, sò, hàu...) và artemia.

EHP ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên bên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

EHP không gây chết tôm nhưng gây tổn thương trên các ống gan tụy, giảm sức đề kháng dẫn tới nguy cơ tôm bị nhiễm thứ phát các tác nhân gây bệnh khác và làm chết tôm

Bào tử EHP trưởng thành có hình oval, kích thước 1,1 ± 0,2 µm x 0,7 ± 0,2 µm.

Bệnh do EHP có tốc độ lây lan nhanh theo đường truyền dọc và truyền ngang, cụ thể:

(i) Tôm mẹ truyền qua cho tôm con trong quá trình sinh sản, EHP tồn tại trong trứng của tôm mẹ và nở ra tôm con bị nhiễm bệnh;

(ii) Tôm bị bệnh do môi trường có mầm bệnh hoặc do ăn thức ăn tươi sống có mầm bệnh. EHP trong môi trường nuôi bám vào vỏ tôm trong quá trình lột xác để xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh; tôm ăn thức ăn tươi sống hoặc sinh vật trong ao nuôi bị nhiễm EHP như: các loài giun đất, giun nhiều tơ (dời), động vật hai mảnh vỏ (ngao, sò, hàu...) và artemia.

Triệu chứng: tôm còi cọc, chậm lớn, vỏ tôm mềm, màu sắc gan tụy nhợt nhạt, có kích cỡ không đồng đều sau khoảng 25 ngày thả nuôi. Tăng trưởng của tôm chỉ đạt từ 10 - 40% so với tôm ở các ao không nhiễm bệnh.

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:
- Phương pháp mô bệnh học, soi kính hiển vi: phát hiện khi nhiễm bệnh nặng - Phương pháp sinh học phân tử (PCR): phát hiện bệnh sớm

Hiện nay, EHP thường được phát hiện nhiều trên các ao tôm nuôi đã nhiễm hội chứng phân trắng với tỷ lệ nhiễm lên đến 96% và hội chứng chậm lớn với tỉ lệ nhiễm khoảng 55%.

Hình 2. Tôm nhiễm EHP có kích cỡ không đều, ốp vỏ (Hình: Cục thú y)

 

*** Việt Linh đang cập nhật tiếp các phần phòng, trị***

 

Vi bào tử trùng Microsporidia là những nguyên sinh động vật ký sinh nội bào bắt buộc thuộc giới nguyên sinh. Theo Lom và Dickova (1992), Woo (2006) thì hệ thống phân loại của nhóm vi bào tử trùng gồm:

Giới: Protozoa
Ngành: Microspora
Lớp: Microsporea
Bộ: Microsporida

Nhóm vi bào tử trùng Microsporidia có bào tử hầu hết là dạng hình trứng kích thước từ 1 µm đến 40 µm.

Vòng đời của vi bào tử trùng Microsporidia gồm 2 giai đoạn: tăng sinh và hình thành bào tử. Hai giai đoạn này đều diễn ra trong tế bào của ký chủ.

Vi bào tử trùng Microsporidia có phổ loài cảm nhiễm rất rộng trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn.

 


 

Nuôi tôm thẻ chân trắng: Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, phòng trị bệnh tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm thẻ

Lắp đặt quạt và sục khí cho ao nuôi tôm thẻ mật độ cao

Số lượng quạt và sục khí cần lắp đặt phụ thuộc vào mật độ thả tôm. Với ao nuôi có diện tích 2000-3000 m2 cần số lượng quạt và sục khí như sau:

  • Mật độ 100-150 (con/m2) cần 4 dàn quạt (loại 10 cánh/dàn) + 50-70 vỉ hoặc đĩa sục khí
  • Mật độ 150-200 (con/m2) cần 4 dàn quạt dài (loại 15 cánh/dàn) + 80-120 vỉ hoặc đĩa sục khí
  • Mật độ 200-250 (con/m2) cần 4-6 dàn quạt dài (loại 15 cánh/dàn) + 120-200 vỉ hoặc đĩa sục khí
  • Mật độ 250-300 (con/m2) cần 4-6 dàn quạt dài (loại 15 cánh/dàn) + 200-250 vỉ hoặc đĩa sục khí

* Tốc độ quạt từ 100 – 120 vòng/phút, chiều dài ống xốp của 1 vỉ sục khí là 2m

Như vậy khi tăng mật độ tôm, cần tăng số lượng quạt, do số lượng quạt cũng chỉ lắp đặt được đến một giới hạn cho phép của thiết kế, nên cần bổ sung thêm số lượng thiết bị sục khí nhiều hơn. Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện trên thì nên thả tôm với mật độ dưới 100 con/m2

Những sai lầm thường gặp nhất trong nuôi tôm thẻ

- Chọn giống sai
- Thả nuôi với mật độ quá cao so với khả năng của kỹ thuật
- Không tuân thủ kỹ thuật trong quá trình nuôi
- Dinh dưỡng không đúng
- Lạm dụng thuốc và hóa chất

Bí quyết nuôi tôm thẻ năng suất cao

Cần chú ý tôm chân trắng (P. vannamei) là loại tôm ăn khoẻ nên chú ý thức ăn đầy đủ đạm và dưỡng chất. Bên cạnh đó cần chuẩn bị ao nuôi và môi trường nước bám sát theo các tiêu chuẩn. Kinh nghiệm của người quản lý ao nuôi cũng là yếu tố giúp nuôi tôm thành công.

Tôm giống: cần chọn tôm giống tốt, kiểm tra sạch bệnh, thuần dưỡng và hạ độ mặn phù hợp với ao nuôi. Cho ăn đầy đủ đạm để tôm khỏe, phát triển tốt. Cách chọn tôm giống, mật độ thả tôm giống và ương dưỡng tôm, thuần hóa tôm được trình bày trong các chuyên mục bên dưới.

Giai đoạn nuôi tôm thịt phải bảo đảm đủ thức ăn cho tôm. Tôm ăn nhiều về đêm, nên thức ăn buổi tối chiếm 70% ban ngày 30%. Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức khỏe và tăng khả năng phòng bệnh cho tôm.

Định kỳ kích thích tôm lột xác để mau lớn rút ngắn thời gian nuôi.

Những vấn đề quan trọng nhất trong quá trình nuôi tôm thẻ

Môi trường trong ao nuôi:

- Theo dõi, quản lý các chỉ tiêu nhất là các yếu tố: tảo, pH, độ kiềm, oxy hòa tan
- Thay nước, bổ sung nước: các ao nuôi năng suất cao phần lớn thực hiện mô hình ít thay nước. Cần thay nước khi nước đột nhiên biến màu, quá đục, pH quá thấp hoặc cao, biến động nhiều; xuất hiện nhiều bọt không tan; H2S, NH3 vượt quá chỉ tiêu cho phép. Cách thay nước được trình bày trong các chuyên mục bên dưới.
- Xử lý H2S và NH4: Chỉ tiêu là hàm lượng NH3 không được quá 0,5 mg/l; H2S không được quá 0,1 mg/l. Khống chế bằng cách thả tôm với mật độ phù hợp với kỹ thuật nuôi, chọn thức ăn chất lượng cao để giảm ô nhiễm môi trường, sử dụng vi khuẩn quang hợp để giàm ô nhiễm đáy ao.

Cho tôm ăn:

- Chọn thức ăn chất lượng cao. Cho ăn ngày 5-6 lần.
- Cho ăn đúng số lượng tôm, đúng kích cỡ tôm, đúng tình trạng sức khỏe của tôm, tùy thuộc chất lượng nước ao nuôi, tùy thuộc thời tiết.
- Ngưng cho ăn khi: Nước ao bị ô nhiễm nặng; Trời đang mưa to, gió lớn; Tôm đang nổi đầu; Tôm đang lột xác.
- Dùng vó để kiểm tra thức ăn

Xem tiếp

Nhấn vào đây để vào trang chính: vietlinh.vn