• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Một lần nữa mổ xẻ chuyện thức ăn tôm

Kinh tế Việt nam ngày nay đã liên thông với thế giới, giá cả của hũ tương, lọ mắm cho đến con tôm đều tương quan với giá thế giới.

Hai yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng tới giá tôm, trên thế giới, đó là Trung quốc và Ấn độ.

Cách đây cũng khá lâu mình có dịch 1 bài viết đăng trên Rubicon Resources, nói về nhân tố Trung quốc trong giá tôm. Hôm nay, xin mổ xẻ về nhân tố Ấn độ.

*** Link: Trung quốc ảnh hưởng như thế nào đến thị trường tôm thế giới

Ấn độ có hơn một tỉ dân và hơn 7000 km bờ biển nhiệt đới. Tính về lượng người nuôi tôm, họ hơn hẳn ta. Người nông dân Ấn độ trong một xã hội phân hoá cao độ, thường có tỉ lệ rất cao những người ít học, kém hiểu biết, chậm tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, số trại tôm tích tụ tư bản chủ nghĩa rộng lớn hàng trăm hecta, áp dụng kỹ thuật thâm canh tiên tiến lại rất nhiều, họ là đầu tàu để đưa sản lượng tôm thẻ chân trắng Ấn độ lên hàng đầu thế giới. Trong niên vụ 2014-2015, Ấn độ xuất khẩu 357.000 tấn tôm trị giá 3.7 tỉ USD. Dân Ấn độ hầu như không ăn tôm thẻ chân trắng, nên chỉ có 10% số tôm sản xuất ra được tiêu thụ nội địa, tập trung ở bang Kerala.

Đất nước Ấn độ rộng mênh mông lại được phát triển sau cuộc Cách mạng xanh của thế kỷ 20, hiện đại hoá ngành nông nghiệp, nên nông nghiệp Ấn độ có đầy đủ sản vật để có thể sản xuất ra thức ăn tôm. Vậy tại sao Việt nam vì không có nông sản phục vụ thức ăn chăn nuôi, nên vẫn nhập khẩu từ những nguồn rẻ nhất thế giới, nhưng giá thức ăn tôm vẫn cao vời vợi?

Ở Việt nam, để có thức ăn chăn nuôi giá rẻ, quy mô sản xuất phải từ 100 ngàn đến triệu tấn, Tính đơn giản, nhập 1 tấn bắp giá 250 USD, nếu đi bằng tàu 5.000 tấn, nhập từ Ấn độ, giá cước là 30 USD/tấn, giá CIF 280 USD/tấn. Cũng nhập giá bắp như thế từ Mỹ, kiểm dịch đảm bảo hơn, nhưng đi bằng tàu 50.000 tấn với cự ly vượt Thái Bình Dương, giá cước cũng chỉ có 5 USD/tấn và giá CIF 255 USD/tấn. Với quy mô như vậy chỉ có vài đại gia nước ngoài mới có tiềm lực trăm triệu USD để tham gia thị trường Việt nam. Và khi đã tham gia, thì họ không dại gì phá giá để tự đập bỏ phần lợi nhuận hậu hĩnh của mình. Các đại gia CP, Cargill, Skretting, Grobest, Tongwei, Neovia, … cứ lẳng lặng, thoả thuận ngầm với nhau, giữ giá cao, cùng bán. Họ kiếm ít nhất 9.000 đ lợi nhuận cho mỗi kg thức ăn, cộng với 9.000 đ lợi nhuận của hệ thống phân phối. Người nông dân Việt nam đang phải nai lưng nuôi cái lợi nhuận của hệ thống này ở mức 18 triệu đồng cho một tấn thức ăn tôm, đó là một nửa của trị giá của một tấn thức ăn tôm.

Đó không phải là cạnh tranh, đó là sự lũng đoạn thị trường. Mong lắm thay, Nhà nước phá bỏ sự lũng đoạn này, thay vì chỉ hô hào suông kỳ vọng xuất khẩu 10 tỷ đô la.

Trong khi đó ở Ấn độ, trong ngành thức ăn tôm có một cuộc canh tranh hoàn hảo. Giá thức ăn tôm giảm dần từ 80 rupee/kg vào thời 2010 đến 50 rupee/kg (16.000 đ/kg) như hiện nay. Cả Ấn độ chỉ có vài thương hiệu có sức sản xuất trăm ngàn tấn, còn hầu hết nguồn cung rơi vào tay các nhà sản xuất nhỏ. Các nông trại 500 hecta ao tôm đã có thể tự trang bị 1 dàn máy made in india công suất 1-2 tấn/giờ, với nguyên liệu có sẵn, mua sỉ, mua lẻ đều được.

Chuyện gì đến phải đến, trước giờ các nhà máy chế biến thủy sản Việt nam, có quy mô lớn hơn Ấn độ rất nhiều, đã thường xuyên nhập tôm block từ Ấn độ, từ đó mới chế biến ra Tôm hấp hay Nobashi Ebi Fried, Tempura, … rồi xuất khẩu. Nông dân Ấn độ đang than trời vì làm ra hàng không biết bán cho ai, thì tất nhiên giá tôm thu mua của các nhà máy Việt nam giờ là giá Ấn độ. Với giá thức ăn tôm 16.000 đ/kg, nông dân Ấn độ còn có cơ may hoà vốn hoặc lời chút ít, còn nông dân Việt nam ư, cứ mua thức ăn tôm giá 35.000 đ/kg nào.

Bảo Cần Giờ - 0931560170 © 8/5/2018

Nhấn vào đây để xem các kinh nghiệm nuôi tôm của ông Bảo Cần Giờ

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang