Phần 4
2.3. Chăm sóc và quản lý ao nuôi (giai đoạn 2)
2.3.1. Sang tôm:
Tôm giống sau khi ương 20-25 ngày đạt kích cỡ từ 1.000-2.000 con/kg thì tiến hành đưa sang ao nuôi (sang tôm), chăm sóc đến khi thu hoạch.
- Trước khi sang tôm cần tiến hành các công việc sau:
+ Lấy nước từ ao nuôi sang ao ương để thuần tôm để tránh hiện tượng tôm bị sốc khi sang qua ao nuôi (chú ý: nước ao nuôi đã được xử lý như mổ tả ở phần cấp nước và gây biofloc ban đầu đối với ao nuôi);
+ Đo và điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường nước giữa ao ương và nước ao nuôi: giá trị pH không chênh nhau quá 0,2, độ mặn không quá 2‰.
- Sang tôm: thực hiện theo các bước sau:
+ Tháo ống sang tôm để tôm di chuyển từ ao ương sang ao nuôi;
+ Mật độ nuôi: từ 100-300 con/m2;
+ Sau khi sang tôm tiếp tục cấp nước từ ao lắng tinh vào ao nuôi đạt mực nước 60 – 70 cm để chạy quạt, các ngày tiếp theo, mỗi ngày cấp bù 10 cm cho đến khi ao nuôi đạt mực nước 1,0-1,2 m.
Lưu ý: sang tôm vào ngày thời tiết ổn định, thời gian từ 9-10h sáng (sau khi cho tôm ăn khoảng 3 giờ); không sang tôm vào thời kỳ lột xác.
2.3.2 Chăm sóc tôm trong ao nuôi thương phẩm
a) Hướng dẫn cho ăn:
- Khi chuyển tôm qua giai đoạn hai, cho tôm ăn hoàn toàn bằng máy tự động và điều chỉnh lượng thức ăn qua sàn ăn (01 ao 2.000 m2, bố trí 3 – 4 sàn ăn);
- Thức ăn: thức ăn công nghiệp dạng viên đã có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam;
- Thường xuyên kiểm tra sàn ăn (1 giờ/lần) để cài đặt thời gian cho ăn thích hợp tại máy cho ăn tự động.
- Mỗi ngày cho tôm ăn 04 lần vào các thời điểm: 06-07 giờ; 10-11 giờ; 14-15 giờ; 17-18 giờ với khối lượng thức ăn bằng 3% khối lượng tôm.
b) Hướng dẫn cho ăn bộ dinh dưỡng
Tương tự giai đoạn 1 (giai đoạn ương)
c) Hướng dẫn xử lý môi trường:
- Vi sinh TA-Pondpro: tạt TA-Pondpro vào ao nuôi theo tỷ lệ 500g TA-Pondpro/ 2.000 m2 ao nuôi, thời gian: từ 8-9 giờ sáng hàng ngày;
- Khoáng N79: tạt khoáng N79 vào ao ương theo tỷ 20 kg N79/2.000m2 ao nuôi, thời gian: từ 9-10 giờ đêm hàng ngày.
- TA-Pondpro nước: tạt TA-Pondpro nước vào ao ương theo tỷ 5 lít TA-Pondpro nước/2 lần/tuần, thời gian: từ 8 - 9 giờ sáng.
- Rỉ đường: trộn với thức ăn theo tỷ lệ 2:1, thời gian: 08 giờ sáng;
- Kiểm tra lượng Biofloc hàng ngày nằm trong khoảng 2-3ml (theo chuẩn cốc đong imhoff) là tốt, khi Biofloc lên cao lớn hơn 3ml (theo chuẩn cốc đong imhoff) thì giảm xuống với tỷ lệ 1: 0,3 với thức ăn.
Lưu ý: Tuỳ theo mật độ nuôi để sử dụng vi sinh TA-Pondpro, khoáng No.79 cho phù hợp.
d) Phòng và trị bệnh
* Phòng bệnh: Phòng bệnh cho tôm nuôi là tiêu chí được đặt lên hàng đầu, luôn tạo cơ hội cho tôm phát triển tốt, có sức đề kháng ngay từ đầu chu kỳ nuôi. Ngoài việc trộn bộ dinh dưỡng cho ăn hàng ngày (như đã nói ở trên), để phòng bệnh cho tôm nuôi, cần bổ sung vào quá trình nuôi như sau:
- Riêng bữa sáng cho ăn tỏi (5 gam/ kg thức ăn) trộn với Ta-Binder.
- Sử dụng Ta-Pondpro 0,5kg/2000m2/ngày/lần, sử dụng lúc 8 giờ sáng.
- Ta-Khoáng Tạt N79 20kg/2000m2/ngày/lần, sử dụng lúc 12 giờ đêm.
* Trị bệnh:
- Khi phát hiện gan tôm bị yếu (vàng, sưng, teo hoặc có dấu hiệu mờ,..), đường ruột yếu (phân lỏng, đứt đoạn, phân trắng,..). Cần xử lý theo cách sau cho đến khi hết bệnh:
+ Gan tôm yếu: trộn cho ăn TA-Beta Glucan, liều lượng 30 - 40 gam/1kg thức ăn.
+ Đường ruột yếu: Trộn cho ăn T-Food, liều lượng 30 - 40g/1kg thức ăn.
+ Ngâm hỗn hợp 0,5kg TA-Pondpro + 1kg Ta-Beta Glucan + 1kg T-Food với 6 lít nước, trộn cho tôm ăn hết hỗn hợp từ 0 - 72 giờ vào các bữa trưa, chiều, tối. Bữa sáng trộm tỏi cho ăn, liều lượng 10 gam/ 1 kg thức ăn.
Lưu ý: Tất cả các sản phẩm khi phối trộn đều phải dùng chất kết dính TA-Binder bao bọc (20 ml/ 1 kg thức ăn) để hạn chế thuốc bị thất thoát ra môi trường nước...
* Xử lý môi trường nước:
Song song với quá trình phòng và trị bệnh việc xử lý môi trường ao nuôi là vô cùng quan trọng, các bước thực hiện như sau:
Ngâm hỗn hợp: 0,5 kg TA-Pondpro + 1 kg TA-Beta Glucan + 1kg T-Food. Ngâm từ 2 - 4 giờ sử dụng cho 1.000 - 1.500 m2, hòa tan đều và tạt lúc 8 giờ sáng, sử dụng liên tục 3 - 5 ngày.
e) Thu hoạch và bảo quản:
- Chuẩn bị thu hoạch
Trước khi quyết định thu hoạch cần thống nhất giá cả và thời gian giao nhận sản phẩm với cơ sở thu mua. Các dụng cụ phục vụ thu hoạch (lưới, vợt, rổ đựng, đòn khênh...) phải đầy đủ và đang trong tình trạng hoạt động tốt.
Chọn thời điểm tôm có giá tốt khi tôm đạt kích cỡ để thu hoạch. Trước khi thu hoạch theo dõi chu kỳ lột xác của tôm, tránh thu tôm khi đang trong chu kỳ lột xác.
Thu hoạch và vận chuyển tôm vào thời điểm trời mát (sáng sớm hoặc chiều mát); tránh làm tôm bị dập nát; bảo quản lạnh và thời gian vân chuyển đến nơi sơ chế, chế biến đảm bảo yêu cầu.
Người thu hoạch phải thực hiện vệ sinh cá nhân đúng quy định trước khi tham gia vào hoạt động thu hoạch, vận chuyển tôm thương phẩm.
Các dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển chuyên dùng phải được vệ sinh khử trùng trước và sau khi sử dụng.
Nhấn vào đây để xem phần trước Nhấn vào đây để xem tiếp theo
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.