• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

TIÊU CHUẨN EUREP GAP  

Sản xuất quả theo hướng chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm (GAP)

(Phần 3)

III. MỘT SỐ DẪN CHỨNG VỀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM:

Thế Giới:

Những năm gần đây, số trường hợp ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng cả trên thế giới và trong nước. Hàng năm trên thế giới có 1,5 tỷ ca bị bệnh tiêu chảy mà phần lớn xãy ra ở các nước đang phát triển. Năm 2001, có 2,1 triệu ca tử vong do bệnh này. Ở Mỹ có 3 tác nhân gây bệnh chủ yếu là Salmonella, ListeriaToxoplasma gây tử vong khoảng 1500 trường hợp mỗi năm. Các loại vi khuẩn gây bệnh trên rau và quả gồm: Salmonella, Shigella, Escherichia coli, Campylobacter sp...

* 1999- Australia , trên 500 người ngộc độc do uống phải nước cam nhiễm vi sinh Salmonela mà qua điều tra trong kho đóng gói có thùng thuốc trừ nấm bệnh.

* 2003 – Hoa Kỳ, hành lá nhiễm khuẩn bị quy là thủ phạm chính gây ra dịch viêm gian làm 400 người mắc bệnh và 3 ca tử vong. 

* 2004 – Hoa Kỳ và Canada, 3 đợt dịch nhiểm  khuẩn Salmonela liên quan tới cà chua Roma làm 561 người bị ngộ độc ở 18 bang Hoa Kỳ và 1tỉnh của Canada.

* 2005- Philippines, 27 học sinh ở miền Trung Philippines chết sau khi ăn bánh sắn nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. 

Việt Nam:

Trong các Hội thi trái cây ngon và an tòan thực phẩm do Viện Nghiên cứu CAQ miền Nam phối hợp với các tỉnh ĐBSCL tổ chức đều có phát hiện dư lượng thuốc BVTV (dưới hoặc vượt mức cho phép) trong các mẫu đạt giải, ví dụ  tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Cần Thơ năm 2004 có đến 10 mẫu trái/26 mẫu trái đạt giải trái ngon, bị phát hiện có dư lượng thuốc BVTV trong quả.

Kết quả phân tích hàm lượng nitrat (NO3-), trên bắp cải, cải xanh, su hào, cà chua, đậu, nho, chè trong sản xuất ở các địa phương (Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Thuận, Tp. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên) trên 100% mẫu kiểm tra đều vượt mức cho phép từ 1,3 - 5 lần (Cục Nông Nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004).

Kết quả điều tra trên thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ 1996 – 2001 trên 10 loại rau quả cho thấy 30 - 60% mẫu có dư lượng thuốc BVTV (Cục Nông Nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004).

Các lô hàng dứa Queen đóng hộp của Việt Nam cũng bị Châu Âu cảnh cáo là chứa hàm lượng nitrat quá cao. Năm 2004, một lô hàng nước trái sơri ép (puree) xuất sang Nhật Bản bị phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép.

Bảng 2: nhóm nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm(%) (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, 2005)

Nguyên nhân gây  ngộ độc thực phẩm

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Vi sinh vật

48,3

32,8

38,4

42,2

49,2

55,8

51,4

Hóa chất

11

17,4

16,7

25,2

19,3

13,2

08,3

Thực phẩm có độc

06,4

24,9

31,8

25,2

21,4

22,8

27,1

Không rõ nguyên nhân

34,3

24,9

13,1

07,4

10,1

08,2

13,2

Gần đây nhất (2/2006), một lô hàng trái thanh long xuất qua thị trường Đan Mạch cũng bị phát hiện tồn dư thuốc BVTV là Cypermethrin (trừ sâu nhóm cúc tổng hợp Pyrethroid có tên thương phẩm là: Sherpa, Cymbush, Fastac, Cymerin... ) ở liều lượng 0,10 mg/kg (hạn mức cho phép tối đa MRL tại EU là 0,05 mg/kg) và Iprodion (trừ bệnh Rovral) 0,17 mg/kg (MRL tại EU là 0,02 mg/kg). Từ thông tin này, truy lại MRL của Việt Nam thì đã cũ và cao hơn FAO qui định.

Kết quả phân tích hàm lượng nitrat (NO3-), trên bắp cải, cải xanh, su hào, cà chua, đậu, nho, chè trong sản xuất ở các địa phương (Hà Nội, Bắc giang, Hải phòng, Hà Nam, Ninh thuận, Tp. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên) trên 100% mẫu kiểm tra đều vượt mức cho phép từ 1,3 - 5 lần (Cục Nông Nghiệp - Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2004).

Các nghiên cứu  trên nho, táo bán trên thị trường và khu vực sản xuất cho thấy dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (gốc lân) cao gấp nhiều lần so với khuyến cáo của WHO, FAO.(Bùi Cách Tuyến và ctv, 1998).

Kết quả điều tra trên thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ 1996 – 2001 trên 10 lọai rau quả cho thấy 30 –60% mẫu có dư lượng thuốc BVTV.

Trong Hội thi trái cây ngon và an tòan thực phẩm tổ chức ngày 11/12/2004 tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Cần Thơ, trong tổng số 30 mẫu trái đạt giải trái ngon nhưng có đến 4 mẫu trái không đạt an tòan thực phẩm do hàm lượng thuốc BVTV tích lủy trong trái cao quá mức qui định.

Năm 2004, lô hàng nước trái sơri ép (puree) xuất sang Nhật bản bị đổ bỏ do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá cao. Gần đây nhất(2/2006), một lô hàng trái thanh long xuất qua thị trường Đan mạch cũng bị phát hiện tồn dư thuốc BVTV là Cypermethrin(trừ sâu nhóm cúc tổng hợp Pyrethroid có tên thương phẩm là: Sherpa, Cymbush, Fastac, Cymerin... ) ở liều lượng 0.10 mg/kg (hạn mức cho phép tối đa MRL tại EU là 0.05 mg/kg) và Iprodion(trừ bệnh Rovral) 0.17 mg/kg (hạn mức cho phép tối đa MRL tại EU là 0.02 mg/kg) . Các lô hàng dứa Quuen đóng hộp của Việt nam cũng bị Châu Âu cảnh cáo là chứa hàm lượng nitrat quá cao.   

Khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Khu vực Thương mại Tự do (FTA) hàng rào thuế quan và hạn ngạch được thay thế bởi các quy định về An toàn Thực phẩm  và Kiểm dịch Thực vật.

Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng quả, tiến tới tạo sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng GAP là vấn đề sống còn rau quả, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường trong khu vực và thế giới là điều cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay.

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang