• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

TIÊU CHUẨN EUREP GAP  

Sản xuất quả theo hướng chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm (GAP)

(Phần 4)

IV. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT GAP (GOOD AGRICULTURAL PRACTICES ) LÀ GÌ?

1/ Sản xuất nông nghiệp bền vững GAP (Good Agricultural Practices) là gì?

Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.

GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:

1. An toàn cho thực phẩm

2. An toàn cho người sản xuất

3. Bảo vệ môi trường

4. Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm 

2/ Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:

   a/ Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất

Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường:

+ Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp(Intergrated Pest Management = IPM)

+  Quản lý mùa vụ tổng hợp  (Itergrated Crop Management = ICM).

+ Giảm thiểu dư lượng hóa chất(MRL = Maximum Residue Limits) trong sản phẩm.

  b/ Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm

Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch:

+ Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc  

+ Nguy cơ hoá học.

+  Nguy cơ về vật lý.

 c/ Môi trường làm việc

Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân:

+  Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân

+  Đào tạo tập huấn cho công nhân

+  Phúc lợi xã hội.

 d/ Truy nguyên nguồn gốc

GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi.

Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. 

GAP mang lại lợi ích gì?

°An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrát) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.

° Chất lượng cao (ngon, đẹp…) nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận.

° Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên môi trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc

Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình theo tiêu chuẩn Quốc tế. Hiện nay có USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh châu Âu).

Các nước trong khu vực Asean đã thực hiện GAP từ việc điều chỉnh tiêu chuẩn EUREPGAP cho phù hợp với tình hình sản xuất của nước họ như: Hệ thống SALM của Malaysia, INDON GAP của Indonesia, VF GAP của Singapore, Q Thái của Thái Lan… 

Liên hiệp các nước Đông Nam Á (ASEAN) và chính phủ Úc xây dựng bản dự thảo tiêu chuẩn ASEANGAP đại diện cho 10 nước trong khu vực Đông Nam Á vào tháng 11 năm 2005.

°Tiêu chuẩn ASEANGAP đã ban hành vào 2006. 

3/ Mục tiêu ASEANGAP là gì? 

Việc xây dựng dự thảo  ASEANGAP sẽ tạo điều kiện áp dụng GAP cho các nước trong khu vực, tạo thế cạnh tranh cho sản phẩm. Tạo điều kiện cho thương mại khu vực và trên quốc tế.

° Hài hoà hoá trong nội bộ ASEAN thông qua một ngôn ngữ chung đối với GAP.

° Tăng cường an toàn thực phẩm của sản phẩm tươi đối với người tiêu dùng.

° Tăng cường độ vững bền của các nguồn tài nguyên ở các nước ASEAN.

 4/ Phạm vi ASEANGAP là gì? 

- Bao gồm các sản phẩm rau quả tươi và cây thuốc.

- Không áp dụng cho các sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm có mức độ lây nhiễm cao như:

+ Rau mầm.

+ Các sản phẩm trái cây sơ chế.

+ Sản phẩm biến đổi gen(GMOs).

 

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang