• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

TIÊU CHUẨN EUREP GAP  

Sản xuất quả theo hướng chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm (GAP)

(Phần 5-4)

V.  NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG EUREPGAP:

4. LỊCH SỬ CỦA VÙNG ĐẤT VÀ VIỆC QUẢN LÝ VÙNG ĐẤT ĐÓ ( 2 CY, 2 TY) 

Những nguy cơ về đất và môi trường gieo trồng

Đất cũng có thể là nguồn lây nhiễm các mối nguy về hóa học, sinh học và vật lý.

Ô nhiễm hóa chất gây ra bởi các loại hóa chất khó phân hủy và kim loại nặng tích tụ trong đất.

Ô nhiễm sinh học phát sinh từ vi sinh vật gây bệnh có mặt trong đất.

Ô nhiễm vật lý gây ra bởi các dị vật như kính, thủy tinh rơi vãi trước đây.

Môi trường gieo trồng như thủy canh cũng có thể là nguồn ô nhiễm hóa học. Cần phải sử dụng các chất trơ để làm môi trường gieo trồng. 

Hóa chất khó phân hủy trong đất

Các loại hóa chất khó phân hủy có mặt trong đất có thể do sử dụng từ trước, hóa chất thải ra hoặc chảy từ các khu vực lân cận. Hóa chất được sử dụng để phục vụ cho nông nghiệp hoặc công nghiệp. 

Ví dụ:

Trước đây đã phun các loại thuốc khó phân hủy – gốc clo hữu cơ và lân hữu cơ

Địa điểm trước đây đã từng phun hóa chất để xử lý động vật

Nhà xưởng, hàng rào, cột điện đã từng phải phun hóa chất diệt sinh vật gây hại

Địa điểm trước đây từng là bãi rác đổ hóa chất của nhà máy hoặc trang trại

Trang trại nằm sát nhà máy và chất thải hóa học từ nhà máy đổ vào trang trại

Địa điểm trước đây nằm trong vùng chiến, đã từng bị rải chất độc da cam.

Một số hóa chất có thể tồn tại trong đất một khoảng thời gian rất dài, thậm chí tới trên 50 năm đối với một số trường hợp. Thời gian hóa chất tồn dư trong đất dài hay ngắn còn phụ thuộc vào lượng hóa chất, đặc tính của đất và điều kiện môi trường. 

Một số loại hóa chất khó phân hủy:

• DDT • BHC • Chlordane

• Dieldrin • 245-T • Endrin

• Aldrin • Lindane • Heptachlor

Hóa chất khó phân hủy có thể bị cây trồng hấp thụ hoặc hiện diện trong đất, bụi bám trên bề mặt rau quả. Nguy cơ ô nhiễm thường cao hơn đối với các loại rau ăn rễ và củ hoặc sản phẩm trồng sát mặt đất.

Đối với sản phẩm phát triển cách mặt đất, nguy cơ ô nhiễm thường thấp, bởi chỉ một lượng rất nhỏ hóa chất thấm được qua rễ cây. Đề phòng ô nhiễm bề mặt sản phẩm, cần tránh thu hoạch rau quả đã rụng xuống đất.

Một số hóa chất khó phân hủy vẫn có thể được phép có dư lượng trên rau quả tươi – dưới dạng mức dư lượng tối đa (MRL) hoặc mức dư lượng lạ (ERL). Nếu loại hóa chất đó không có MRL hoặc ERL thì có nghĩa là sản phẩm không được phép có dư lượng.

Cần tiến hành đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất khó phân hủy tại địa điểm sản xuất trước khi gieo trồng. Nếu thấy nguy cơ cao thì phải kiểm tra, phân tích mức dư lượng trong đất.

Không sản xuất rau quả ở địa điểm có dư lượng hóa chất khó phân hủy hoặc có thể trồng loại cây mà sản phẩm để ăn không tiếp xúc với đất. 

Kim loại nặng

Kim loại nặng là nhóm kim loại có khối lượng riêng từ 5 trở lên, nghĩa là chúng nặng gấp 5 lần hoặc hơn nữa so với khối lượng riêng của nước. Ví dụ cadimi, chì và thủy ngân.

Kim loại nặng có thể tự nhiên có sẵn ở trong đất hoặc được bổ sung thêm 1 khối lượng nhỏ qua công đoạn bón phân (nhất là phân lân), chất phụ gia cho đất (thạch cao, phân chuồng), và hóa chất sử dụng trong công nghiệp (trước đây và hiện nay).

Nhiều quốc gia có quy định cụ thể về mức kim loại nặng tối đa trên rau quả tươi. Cadimi là kim loại nặng đáng lo ngại nhất trên rau quả tươi trong khi chì không mang nguy cơ cao lắm đối với an toàn thực phẩm do nó nằm cố định trong đất và cây trồng chỉ hấp thụ lượng chì vô cùng nhỏ.

Hầu hết cadimi có trong đất đều ở dạng không hòa tan nên cây hấp thu không nhiều. Cadimi linh động ở trong đất và khả năng hấp thụ tăng lên khi trồng cây ở vùng đất cát, đất chua, mặn, ít nguyên tố kẽm và chất hữu cơ và cả khi nước tưới nhiễm mặn.

Nguy cơ nhiễm cadimi phụ thuộc vào chủng lọại rau quả. Các sản phẩm sau có nguy cơ cao hơn:

• Rau ăn củ và rễ, và

• Rau ăn lá (ví dụ cải bắp Trung Quốc, xà lách, rau chân vịt, củ cải đường).

Các cây trồng thuộc nhóm nguy cơ cao này cần được kiểm tra hàm lượng cadimi nếu điều kiện môi trường thuận lợi cho cây trồng hấp thu. Trong trường hợp mức dư lượng chỉ bằng hoặc dưới một nửa ngưỡng cho phép thì cứ sau 3 năm, kiểm tra lại một lần. Nếu mức dư lượng lớn hơn một nửa so với mức quy định thì tái kiểm tra hằng năm.

Trong trường hợp mức dư lượng vượt ngưỡng cho phép thì cần thay đổi địa điểm sản xuất hoặc điều chỉnh phương thức canh tác và các điều kiện khác làm hạn chế khả năng hấp thu. Ví dụ, thay nguồn nước tưới tiêu nếu nước nhiễm mặn.

Cần kiểm tra kỹ mức kim loại nặng tối đa đối với các sản phẩn xuất khẩu sang nước khác. 

Ô nhiễm sinh học trong đất

Vi sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian dài trong đất, nhất là khi chúng được các chất hữu cơ che chở, bảo vệ.

Mức độ nhiễm vi sinh vật trong đất cao có thể gây ra bởi:

• Bón phân chuồng không qua xử lý trước khi gieo trồng

• Địa điểm trước đây là nơi chăn thả súc vật hoặc khu chuồng trại

• Địa điểm chuẩn bị sản xuất là nơi chứa phân chuồng hoặc gần nơi chứa phân chuồng

• Địa điểm trước đây là nơi chứa hệ thống chất thải sinh họat của con người.

• Địa điểm nằm sát nơi chăn thả động vật, chuồng trại chăn nuôi, bể phốt và hệ thống nước thải.

• Địa điểm mà trên đó hoặc gần đó đã từng sử dụng chất thải rắn sinh học cấp thấp hoặc nước tái sinh.

Trước khi trồng rau quả tại địa điểm sản xuất, cần tiến hành đánh giá nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong đất. Nguy cơ cao được ghi nhận đối với nhóm sản phẩm A là nhóm cây mà sản phẩm của chúng phát triển dưới hoặc sát đất hoặc để ăn sống. 

Những yêu cầu của EUREPGAP

4.1. Lịch sử vùng đất

Có hồ sơ tài liệu về việc đánh giá những rủi ro về an toàn thực phẩm, sức khỏe của người lao động và môi trường ở các khía cạnh như là vùng đất trước đây được sử dụng ra sao, loại đất, xói mòn đất, chất lượng và mực nước ngầm, khả năng của các nguồn nước bền vững, ảnh hưởng đến những vùng lân cận. Khi việc đánh giá phát hiện một rủi ro không kiểm soát được có nguy hại đến sức khỏe và môi trường, vùng đất đó sẽ không được sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp.(CY).

Đối với mỗi rủi ro khi phát hiện phải chỉ ra được mức độ quan trọng, khả năng xảy ra cũng như  biện pháp ngăn ngừa và khống chế những rủi ro đó.(TY). 

4.2 Quản lý vùng đất

Phải có hồ sơ ghi chép  tham khảo cho mỗi khu vực trồng trọt với tất cả các hoạt động nông nghiệp liên quan đến các yêu cầu trong tài liệu EUREPGAP đối với khu vực này.(CY).

Mỗi cánh đồng, vườn cây hay nhà lưới phải được xác định rõ ràng, ví dụ như việc miêu tả, bản đồ, ranh giới và/ hoặc các kí hiệu riêng, tên, số hay màu được sử dụng trong tất cả ghi chép lưu trữ cho khu vực đó.(TY). 

Những điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện:

- Cần đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ các mối nguy hoá học và sinh học tại khu vực gieo trồng đối với từng hoạt động sản xuất và lưu lại hồ sơ các mối nguy nghiêm trọng.

- Không trồng rau quả ở những nơi có nguy cơ cao về ô nhiễm hóa học và sinh học, hoặc trước khi trồng cần có biện pháp xử lý để quản lý rủi ro.

- Nếu bắt buộc phải có biện pháp xử lý, cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm không bị ô nhiễm.

- Cần có hồ sơ lưu đối với khu vực nơi có các điểm được xác định là không phù hợp cho sản xuất rau quả.

- Vật nuôi trong trang trại không được phép vào điểm canh tác trong vòng 3 tháng trước và trong suốt mùa vụ, đặc biệt với những sản phẩm phát triển trong đất hoặc sát mặt đất.

 

 

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang