• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

TIÊU CHUẨN EUREP GAP  

Sản xuất quả theo hướng chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm (GAP)

(Phần 5-6)

V.  NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG EUREPGAP:

6. SỬ DỤNG PHÂN BÓN (2 CY, 15 TY , 4 ĐN)

Rau quả bị ô nhiễm hóa học và sinh học từ phân bón và các chất phụ gia bón trực tiếp vào đất, môi trường gieo trồng hoặc qua hệ thống tưới tiêu hay phun trên lá.

Những nguy cơ về phân bón và chất phụ gia

Phân bón và phụ gia đất có thể là nguồn gây ô nhiễm hóa chất và sinh học trên rau quả tươi.

Các loại phân bón và phụ gia đất:

• Phân vô cơ (khoáng),           - Mụn dừa,

• Phân bón lá (dịch lỏng),        - Rơm rạ,

• Phân hữu cơ,                        • Bã chè ủ,

• Phân chuồng,                        • Mùn cưa,

• Vôi và thạch cao,                   • Rong biển,

• Đá photphat,                         • Sản phẩm phụ từ cá, v.v 

Ô nhiễm hóa chất

Ô nhiễm hóa chất trên rau quả tươi có thể là do cadimi có trong phân bón (nhất là phân lân) và chất phụ gia cho đât như thạch cao, phân chuồng, chất thải rắn sinh học và phân ủ.

Cây có củ và rau ăn lá có thể hấp thụ cadimi nếu điều kiện môi trường thuận lợi cho việc hấp thụ (xem phần kim loại nặng). Nguy cơ nhiễm cadimi đối với các cây trồng khác là không đáng kể.

Chỉ sử dụng những loại phân bón và phụ gia đất nào phù hợp với ngưỡng Cadimi theo quy định và có mức tạp chất thấp nhất. Ví dụ, phân lân đặc biệt có hàm lượng cadimi thấp hiện nay đã có trên thị trường và nên sử dụng loại phân này khi cần phải bón nhiều lân và khi trồng các loại rau quả có nguy cơ cao. 

Ô nhiễm sinh học

Rau quả tươi bị ô nhiễm sinh học do sử dụng các sản phẩm hữu cơ của động vật. Vi sinh vật gây bệnh có trong dạ dày thường theo đường phân ra ngoài.

Ô nhiễm có thể phát sinh thông qua sản phẩm hữu cơ tiếp xúc trực tiếp với bộ phận để ăn của cây trồng (bón đất hoặc bón lá) hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc với đất hoặc nước nhiễm bẩn.

Cây trồng nhóm A mà sản phẩm của chúng ở dưới đất hoặc sát mặt đất và để ăn sống có nguy cơ gây ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm lớn nhất.

Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm do sử dụng sản phẩm hữu cơ của động vật bao gồm:

• Áp dụng phương pháp bón và phương thức canh tác làm hạn chế khả năng sản phẩm hữu cơ tiếp xúc với bộ phận để ăn. Ví dụ che chắn cho cây hoặc trồng cây trên nhựa.

• Đưa sản phẩm hữu cơ vào đất để hạn chế xâm nhiễm sang các cây trồng lân cận do gió thổi hoặc nước mưa rửa trôi.

• Kéo dài thời gian từ khi bón chất hữu cơ đến khi thu hoạch.

• Không bón phân chuồng chưa qua xử lý trong vòng 60 ngày trước khi thu hoạch nếu thấy chất hữu cơ có nhiều khả năng tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bộ phận để ăn của cây.

• Tiến hành ủ hoặc để hoai mục phân chuồng nhằm làm giảm lượng vi sinh vật. Biện pháp ủ hiệu quả hơn để tự hoại mục. Thời gian xử lý đối với biện pháp để tự hoai mục dài hơn (mất tối thiểu là 6 tháng) so với biện pháp ủ phân (khoảng 6 tuần).

• Đối với các sản phẩn hữu cơ thương phẩm, nên mua loại sản phẩm đã qua xử lý giảm lượng vi sinh vật. Yêu cầu nhà cung cấp (nhà sản xuất) chứng nhận sản phẩm đã qua xử lý. Ví dụ loại phân dạng hạt.

• Không được bón phân ủ và chất hữu cơ trùm lên trên rau quả.

• Không được bón phân ủ gần cây trồng chuẩn bị thu hoạch.

• Nếu phải tích trữ phân chuồng tại chỗ, cần đảm bảo tránh gây ô nhiễm do gió thổi phân vào cây trồng lân cận hoặc vào sản phẩm đã thu hoạch, hoặc bị mưa rửa trôi vào nguồn nước.

• Han chế nguy cơ ô nhiễm chất thải của vật nuôi, chim chóc và động vật khác.

 Không cho động vật vào khu vực sản xuất trong vòng 60 ngày cuối cùng trước khi thu hoạch.

Nhiều quốc gia cấm sử dụng chất thải rắn sinh học. Đây là sản phẩm của quá trình xử lý sinh học chất thải của con người. Trước khi có ý định sử dụng chất thải rắn sinh học, cần tìm hiểu các quy định của Chính phủ. 

Những yêu cầu của EUREPGAP

6.1. Sự khuyến cáo về số lượng và dạng phân bón

Có những chứng chỉ hay tài liệu chứng tỏ người chịu trách nhiệm kỹ thuật đã được đào tạo và có khả năng xác định liều lượng và loại phân bón sử dụng ( hữu cơ và vô cơ).(TY). 

6.2. Ghi chép lưu trữ hồ sơ về việc xử lý bón phân

Lưu giữ hồ sơ của tất cả các lần bón phân bao gồm các chi tiết như vị trí vùng đất, tên cánh đồng, vườn cây, hay nhà lưới nơi mà sản phẩm đã đăng ký được trồng.(TY).

Ghi chi tiết ngày bón phân một cách chính xác (ngày/ tháng/ năm).(TY).

Các chi tiết về tất cả các lần bón phân được ghi chép lại gồm tên thương mại của các loại phân sử dụng, loại phân (N, P, K) hoặc thành phần (ví dụ 17 – 17 – 17).(TY).

Các chi tiết của tất cả các lần bón phân phải được ghi chép lại gồm số lượng phân đã được bón được thể hiện ở dạng thể tích hay khối lượng.(TY).

Các chi tiết của các lần bón phân như loại máy móc được sử dụng để bón phân và phương pháp bón được ghi lại chi tiết (ví dụ thông qua hệ thống tưới tiêu hoặc bón bằng máy). (TY).

Chi tiết cần được ghi chép lưu giữ lại là tên của người trực tiếp bón phân.(TY). 

6.3. Máy bón phân

Phải có những hồ sơ bảo trì máy móc (ngày tháng và hình thức bảo trì) hoặc các hóa đơn của các phụ tùng thay thế của máy bón phân hữu cơ và vô cơ.(TY).

Có hồ sơ lưu trữ chứng minh rằng việc bảo trì và kiểm định máy móc được thực hiện bởi các công ty chuyên ngành, nhà cung cấp thiết bị, hoặc bởi các kỷ thuật viên trong vòng 12 tháng vừa qua. Việc kiểm định bao gồm lượng phân bón trong khoảng thời gian nhất định trên một diện tích nhất định.(ĐN).

6.4. Lưu giữ phân bón

Việc kiểm kê gồm số lượng trong kho (loại và số lượng phân tồn kho) sẳn có và được cập nhật ít nhất ba tháng một lần.(TY).

Yêu cầu tối thiểu là khoảng không gian tách biệt để giữa phân vô cơ và các sản phẩm bảo vệ thực vật để ngăn sự nhiễm phân  bón vô cơ với các sản phẩm bảo vệ thực vật.( TY).

Nơi lưu trữ có mái che phải phù hợp cho việc bảo vệ tất cả các loại phân bón vô cơ (ví dụ phân bột, hạt hoặc là chất lỏng) tránh ảnh hưởng của môi trường như ánh sáng, sương mù, và mưa.(TY).

Phân bón vô cơ (dạng bột, hạt, chất lỏng) được lưu giữõ ở nơi không có rác thải, không có ổ chuột, và các chất rò rỉ có thể thoát đi dễ dàng. (TY).

Khu vực lưu trữ các loại phân bón vô cơ (dạng bột, hạt, lỏng) phải thông thoáng và không bị uớt bởi nước mưa, hoặc sự ngưng tụ hơi nước.(TY).

Các loại phân bón vô cơ (dạng bột, hạt, lỏng) phải được trữ ở nơi thích hợp để giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Ví dụ: phân dạng lỏng phải được lưu giữ trong chai, thùng (theo quy định của địa phương hoặc của quốc gia, hoặc dung tích 110% của thùng chứa nếu không có những quy định) và xem xét đến các nguồn nước gần đó hoặc rủi ro khi có ngập lụt. (TY).

Những phân bón hữu cơ và vô cơ không được trữ cùng với  rau quả và các vật liệu cho qúa trình nhân giống.(CY).

Nếu phân bón hữu cơ  được lưu trữ ở trang trại, kho trữ phải được chỉ định nơi cách nguồn nước đặc biệt nguồn nước bề mặt ít nhất là 25 m.(ĐN).  

6.5. Phân bón hữu cơ

Không được sử dụng phân và các chất thải từ con người để bón trong trang trại. (CY).

Các chứng từ chứng minh có sẳn để cho thấy các rủi ro tiềm ẩn sau đã được xem xét: truyền bệnh, có chứa hạt cỏ dại, phương pháp ủ, …(TY).

Cần phân tích hàm lượng N,P,K có trong  phân bón hữu cơ được bón.(ĐN). 

6.6 Phân bón vô cơ

Các tài liệu chi tiết về thành phần hóa học luôn sẳn sàng cho các loại phân vô cơ được sử dụng trong mùa vụ có đăng ký EUREPGAP trong thời hạn 12 tháng vừa qua.(ĐN). 

Những điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện:

• Đánh giá nguy cơ ô nhiễm do sử dụng phân bón và chất phụ gia đối với từng hoạt động sản xuất và lưu lại hồ sơ các mối nguy nghiêm trọng.

• Khi có nguy cơ lớn về nhiễm độc kim loại nặng, cần lựa chọn cẩn thận loại phân bón và phụ gia để giảm thiểu rủi ro và khả năng hấp thụ.

• Khi có nguy cơ lớn về ô nhiễm sinh học từ các chất hữu cơ, cần triển khai biện pháp khống chế rủi ro.

• Không sử dụng chất hữu cơ chưa qua xử lý ở những nơi có nguy cơ ô nhiễm lớn.

• Trong trường hợp cần xử lý chất hữu cơ tại chỗ trước khi gieo trồng, phải có biên bản lưu lại ngày tháng và phương pháp xử lý.

• Cần đặt và xây dựng bể ủ phân đảm bảo không gây ô nhiễm cho điểm sản xuất và nguồn nước.

• Với những chất hữu cơ phải xử lý trước khi mua, cần yêu cầu nhà cung cấp đưa ra tài liệu chứng minh chất hữu cơ đã được xử lý nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm.

• Không bón chất hữu cơ (chưa xử lý hoặc đã xử lý) vào bộ phận rau quả dùng để ăn.

• Không sử dụng các chất thải sinh hoạt trong sản xuất rau quả tươi.

• Bảo quản và tiêu hủy phân bón và các chất phụ gia đúng cách, đảm bảo tránh gây ô nhiễm đến rau quả.

• Lưu lại hồ sơ sử dụng phân bón và phụ gia, nêu cụ thể tên sản phẩm/ vật liệu, ngày tháng, địa điểm xử lý, số lượng, phương pháp sử dụng và tên người thực hiện.. 

 

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang