• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

TIÊU CHUẨN EUREP GAP  

Sản xuất quả theo hướng chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm (GAP)

(Phần 5-7)

V.  NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG EUREPGAP:

7.TƯỚI TIÊU/ BÓN PHÂN QUA HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU (1 CY, 15 ĐN)  

Những nguy cơ do nước và hướng dẫn khắc phục

Nguy cơ ô nhiễm sinh học lớn hơn nếu để nước tiếp xúc với sản phẩm ngay sau khi thu hoạch hoặc khi đóng gói. Nguy cơ ô nhiễm cũng dễ xảy đến khi sử dụng nước trước khi thu hoạch để tưới tiêu hoặc phun thuốc, nước rửa, nước pha hóa chất bảo quản sau thu hoạch, nước trong bể, máng dẫn, nước trong máy làm lạnh, làm nước đá bảo quản sản phẩm.

Nước tái sinh và không được xử lý thích hợp tiềm ẩn nguy cơ cao hơn, nhất là khi dùng để rửa rau quả. Nước tưới tiêu không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm nên nguy cơ ô nhiễm thấp.

Nước rửa tay và để vệ sinh máy móc, thiết bị tiếp xúc trực tiếp với rau quả cũng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm.

Nước rất cần thiết trong quá trình sản xuất phục vụ tưới tiêu và phun thuốc, để rửa sạch sản phẩm sau thu hoạch, vệ sinh thùng chứa, xử lý hóa chất, cung cấp cho hệ thống làm lạnh, làm nước đá bảo quản sản phẩm. Đối với phương pháp thủy canh, rễ cây phải liên tục tiếp xúc với nước.

Nước cũng có thể là nguồn gây ô nhiễm hóa học và sinh học đối với rau quả tươi.

Ở mỗi trang trại, cần đánh giá mức độ nguy cơ ô nhiễm từ nước. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:

• Nguồn nước,

• Sử dụng nước khi nào và ra sao.

• Chủng loại sản phẩm.

Mùi vị và màu sắc là những chỉ tiêu ban đầu để đánh giá mối nguy an toàn thực phẩm nhưng không nên lấy đó làm căn cứ để kết luận độ an toàn của nước. 

Nguồn nước

Thông thường nước được dẫn từ sông, suối, hồ đập, túi nước ngầm và bể chứa nước.Nước có khả năng nhiễm vi sinh vật hoặc hóa chất. 

Sông suối:

• Nước dễ bị nhiễm vi sinh vật nếu sông, suối nằm gần trại chăn nuôi, trại bò sữa, heo và khu dân cư đông đúc.

• Ô nhiễm hóa học cũng có thể xảy ra khi các khu công nghiệp và nông nghiệp thải hóa chất vào nguồn nước.

• Ô nhiễm hóa chất từ khu vực trước đây bị rải chất độc da cam. 

Hồ đập:

• Nước nhiễm vi sinh vật do nước mặt, vật nuôi và chim chóc xâm nhập.

• Nước có khả năng nhiễm hóa chất nếu kho thuốc hoặc khu vực sang chai và rửa thiết bị phun thuốc nằm gần hồ đập và đường dẫn nước.

Nước ngầm:              

• Nước ngầm có khả năng bị nhiễm bẩn do chất thải ngấm qua hệ thống bể phốt hoặc gần với khu vực chăn thả động vật với mật độ cao.

• Nước ngầm có khả năng nhiễm hóa chất từ các khu công nghiệp. 

Bể chứa nước:

• Nước có thể nhiễm vi sinh vật từ phân của chim chóc, chuột bọ và các sinh vật khác theo đường máng dẫn nước từ mái nhà xuống bể nước hoặc nguy cơ từ xác chim chóc, các loài gặm nhấm và động vật khác chết trong máng và bể nước.

Nước cũng có thể được dẫn từ hệ thống nước công cộng và các công trình thu hồi xử lý nước. Hệ thống nước công cộng cung cấp nước sạch đã qua xử lý và đảm bảo an toàn cho rau quả.

Nước tái sinh là nước lấy từ hệ thống nước thải và các dây chuyền công nghiệp.

Loại nước này cần phải xử lý để loại bỏ tất cả các mầm bệnh có hại cho con người trước khi sử dụng cho rau quả tươi. Cơ quan có thẩm quyền kiểm sóat việc sử dụng nước tái sinh. Cần kiểm tra các quy định trước khi quyết định có nên sử dụng nước tái sinh hay không. 

Chủng loại sản phẩm

Cách thức tiêu dùng ra sao và bộ phận nào dùng để ăn cũng có tác động đến nguy cơ ô nhiễm sinh học. Những sản phẩm ăn sống, ăn liền mà không cần phải có thao tác chuẩn bị nào khác (ví dụ nấu chín) sẽ mang nguy cơ cao hơn so với sản phẩm cần phải bóc vỏ hoặc nấu chín trước khi ăn.

Vi sinh vật có khả năng sống sót cao hơn trên sản phẩm có bề mặt nhăn nheo như các loại rau ăn lá so với rau quả có bề mặt trơn mịn. 

Kiểm tra nước

Để đánh giá nguy cơ ô nhiễm sinh học, cần kiểm tra xem trong nước có nhóm vi khuẩn coliforms hay không. Qua thử nghiệm có thể biết được mức độ nước nhiễm nhóm vi khuẩn hay có trong phân này.

Tiến hành lấy mẫu nước tại thời điểm nước tiếp xúc với rau quả. Mức độ thường xuyên phải kiểm tra chất lượng nước tùy thuộc vào các yếu tố rủi ro và nguồn nước.

Ví dụ nước lấy từ đập và sông có khả năng theo dòng chảy ảnh hưởng tới vùng hạ lưu nhiều hơn so với nước hút lên từ các túi nước ngầm.

Nếu mức độ khuẩn coliforms quá cao thì phải xử lý nước hoặc tìm nguồn nước khác thay thế. Nước rửa rau quả và rửa tay trước khi xử lý sản phẩm chỉ nên có dưới 10 coliforms trong 100ml nước.

Xử lý nước

Khi nước có nguy cơ ô nhiễm cao, cần xử lý nước bằng chất tiệt trùng hoặc tìm nguồn nước an toàn khác. Hóa chất xử lý nước phải nằm trong danh mục được phép sử dụng trên rau quả tươi.

Các loại thuốc tiệt trùng hóa học và phi hóa học bao gồm:

• Chlorine

• Chlorine dioxide

• Hợp chất Chloro-Bromine

• Hydrogen peroxide

• Axit Peracetic

• Hợp chất Peroxy (gồm hydrogen peroxide và axit peracetic)

• Ozone

• Tia cực tím

Cần giám sát quá trình xử lý nước bằng thuốc tẩy trùng để đảm bảo khống chế mức độ vi sinh vật theo yêu cầu. 

Những yêu cầu của EUREPGAP

7.1. Dự đoán nhu cầu về tưới tiêu

Các số liệu về tính toán phải dựa trên các tài liệu lưu trữ như: máy đo lượng mưa, lượng nước thoát trên khay trong trường hợp các chất nền được sử dụng, máy đo lượng nước bốc hơi, máy đo sức căng của nước (phần trăm độ ẩm của đất) và bản đồ đất.(ĐN).

Phải có hồ sơ về lượng nước mưa thực tế và lượng nước mưa dự đoán (máy đo lượng mưa).(ĐN).

Chủ trang trại có khả năng chứng minh bằng tài liệu các dữ liệu thông tin nào được dùng để tính toán tỉ lệ nước bốc hơi và được tính như thế nào.(ĐN). 

7.2. Phương pháp tưới tiêu/ Phương pháp bón phân qua hệ thống tưới tiêu

Hệ thống tưới tiêu được sử dụng là hệ thống hữu hiệu nhất đối với cây trồng và được chấp nhận cho một nền sản xuất nông nghiệp tốt và bền vững. (ĐN).

Phải có kế hoạch đươc ghi lại trên giấy cho thấy sự phát thảo các bước và các hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch đó.(ĐN).

Các hồ sơ lưu phải chỉ ra ngày tháng và lượng nước tưới trên mỗi đồng hồ hay trên đơn vị tưới tiêu. Nếu chủ trang trại làm việc với  chương trình tưới tiêu, thì lượng nước tưới tiêu thực sự và lượng nước tính toán phải được ghi chép lưu trữ. Tất cả các trích dẫn về điều luật và giấy phép liên quan đến nông trại đều phải lưu trữ.(ĐN). 

7.3. Chất lượng nước tưới

Không được sử dụng nước thải chưa qua xử lý để tưới tiêu. Bất cứ khi nào sử dụng nước thải đã được xử lý, thì chất lượng nước thải phải đúng với tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới về việc sử dụng nước thải an toàn trong nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản vào năm 1989.(CY).

Việc đánh giá những nguy cơ ô nhiễm phải xét đến nhiễm khuẩn, ô nhiễm hóa chất và vật lý đối với tất cả mọi nguồn nước tưới tiêu.(ĐN)

Việc phân tích rủi ro cần điều chỉnh tần suất cần thiết để phân tích nước tưới tiêu nếu được thực hiện nhiều lần trong năm.  (ĐN).

Phòng thí nghiệm có khả năng phân tích hàm lượng N, P, K, EC và pH. (ĐN).

Theo phân tích nguy cơ,  hồ sơ cần ghi lại các sự nhiễm khuẩn liên quan. (ĐN).

Theo phân tích nguy cơ, hồ sơ cần ghi lại các dư lượng hóa học. (ĐN).

Theo phân tích nguy cơ, hồ sơ cần ghi lại bất kỳ sự ô nhiễm kim loại nặng nào. (ĐN).

Các ghi chép về các biện pháp thực hiện và kết quả thu được đến đâu rồi. (ĐN). 

7.4. Cung cấp nước tưới tiêu

Nguồn nước tưới bền vững làø nguồn nước cung cấp đủ lượng nước trong điều kiện bình thường.(ĐN).

Những ghi chép hồ sơ phải sẳn sàng (thư tín, giấy phép). (ĐN). 

Những điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện:

• Đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước tưới đối với từng hoạt động sản xuất và lưu lại hồ sơ các mối nguy nghiêm trọng.

• Trong trường hợp phải phân tích nước để đánh giá nguy cơ ô nhiễm, cần tiến hành kiểm tra định kỳ tùy theo điều kiện tác động tới hệ thống cấp nước và hoạt động sản xuất đồng thời lưu lại kết quả kiểm tra.

• Ở những vùng có nguy cơ ô nhiễm hoá học và sinh học cao, phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc nước phải được xử lý và giám sát chặt chẽ, cần có biên bản ghi lại kết quả giám sát.

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang