TIÊU CHUẨN EUREP GAP
Sản xuất quả theo hướng chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm (GAP)
(Phần 5-8)
V. NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG EUREPGAP:
8. BẢO VỆ MÙA MÀNG (13 CY, 43 TY, 5 ĐN)
Đây là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hành sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn EUREPGAP do nó ảnh hưởng trực tiếp từ việc sản xuất nông sản trong vườn.
Ô nhiễm do hóa chất
Sử dụng hóa chất không hợp lý, bất cẩn làm mức dư lượng vượt ngưỡng cho phép.
Một số nguyên nhân gây vượt mức MRL:
• Phun thuốc không được phép sử dụng trên cây trồng đó
• Không đọc hướng dẫn sử dụng
• Pha trộn thuốc sai
• Sử dụng hóa chất với tần suất cao
• Không tuân thủ thời gian cách ly trước khi thu hoạch
• Hóa chất từ khu v ườn bên cạnh
• Thiết bị phun thuốc bị trục trặc hoặc không được kiểm tra
• Dùng dụng cụ phun thuốc để rửa trái cây
• Hóa chất thừa sau khi phun hoặc nước rửa bình phun đem xả vào nguồn nước
Ủy ban An toàn Thực phẩm Codex đã xây dựng các tiêu chuẩn về MRL trên rau quả tươi và đây là tài liệu tham chiếu toàn cầu được sử dụng trong thương mại quốc tế.
Nhiều quốc gia đã áp dụng các tiêu chuẩn MRL Codex cho rau quả nhập khẩu và triển khai các chương trình kiểm tra, giám sát dư lượng hóa chất.
Ở nhiều nước châu Á, các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm công tác đăng ký hóa chất nông nghiệp và xây dựng MRL cho các loại hóa chất này.
MRL là cơ sở để giám sát mức độ an toàn của rau quả tươi. Nông dân bán sản phẩm vượt mức MRL có thể bị xử phạt.
Nhằm ngăn ngừa mức MRL vượt ngưỡng thì chỉ nên sử dụng hóa chất được phép trên cây trồng đó cũng như bảo quản và sử dụng thuốc hợp lý.
Ô nhiễm sinh học
Vi sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian dài trong đất, nhất là khi chúng được các chất hữu cơ che chở, bảo vệ.
Mức độ nhiễm vi sinh vật trong đất cao có thể gây ra bởi:
• Bón phân chuồng không qua xử lý trước khi gieo trồng
• Địa điểm trước đây là nơi chăn thả súc vật hoặc khu chuồng trại
• Địa điểm chuẩn bị sản xuất là nơi chứa phân chuồng hoặc gần nơi chứa phân chuồng
• Địa điểm trước đây là nơi chứa hệ thống chất thải sinh họat của con người.
• Địa điểm nằm sát nơi chăn thả động vật, chuồng trại chăn nuôi, bể phốt và hệ thống nước thải.
• Địa điểm mà trên đó hoặc gần đó đã từng sử dụng chất thải rắn sinh học cấp thấp hoặc nước tái sinh.
Trước khi trồng rau quả tại địa điểm sản xuất, cần tiến hành đánh giá nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong đất. Nguy cơ cao được ghi nhận đối với nhóm sản phẩm A là nhóm cây mà sản phẩm của chúng phát triển dưới hoặc sát đất hoặc để ăn sống.
Mua hóa chất
Hóa chất phải được đăng ký sử dụng trên đúng đối tượng cây trồng và người dân chỉ nên mua thuốc tại các cửa hàng bán lẻ được ủy quyền. Hóa chất mua tại các cửa hàng không phép, từ nguồn trôi nổi có thể không đảm bảo chất lượng, độ tinh khiết như ghi trên nhãn hoặc có hàm lượng họat chất vượt quá mức cho phép.
Đối với rau quả xuất khẩu, cần kiểm tra mức MRL của hóa chất theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Trong trường hợp một loại hóa chất không có mức dư lượng tối đa, nếu phát hiện có hóa chất đó thì toàn bộ lô sản phẩm sẽ bị tịch thu.
Danh mục thuốc được phép sử dụng và chỉ dẫn trên nhãn có thể thay đổi, nên cần rà soát ít nhất mỗi năm một lần.
Bảo quản hóa chất
Bảo quản và vận chuyển hóa chất không đúng cách và bất cẩn có thể dẫn đến làm ô nhiễm nguồn nước, thiết bị, thùng chứa và vật liệu đóng gói từ đó lây nhiễm sang rau quả. Hóa chất rò rỉ cũng có thể ngấm trực tiếp vào sản phẩm.
Một số nguyên nhân gây ô nhiễm:
• Kho hóa chất nằm ở khu vực không an toàn, gần với sản phẩm, thùng chứa và vật liệu đóng gói.
• Kho chứa đặt ở sát nguồn nước tưới, hóa chất rò rỉ chảy theo dòng nước.
• Kho chứa hóa chất nằm ở vùng trũng dễ ngập nước.
• Bao bì đựng hóa chất không ghi nhãn do đó dễ nhầm lẫn khi sử dụng.
• Hóa chất quá hạn không được tiêu hủy hoặc không dán nhãn cũng dẫn đến tình trạng sử dụng nhầm lẫn.
• Hóa chất cũ bị thải vào đất hoặc nguồn nước.
• Sử dụng thùng đựng hóa chất để chứa rau quả sau thu hoạch.
Những yêu cầu của EUREPGAP
8.1 Những yếu tố căn bản của việc bảo vệ cây trồng
Tất cả các chất bảo vệ thực vật được sử dụng phải được ghi chép lại và bao gồm cả việc giải thích, mục tiêu, và cả ngưỡng cần can thiệp.( TY).
Các bằng chứng phải chứng tỏ được việc thực hiện các kỹ thuật IPM, ở nơi khả thi về mặt kỹ thuật.(ĐN).
Khi mức độ sâu bệnh và cỏ dại cần được xử lý lặp lại, bằng chứng các khuyến cáo chống lại sự kháng thuốc được tuân thủ nếu được nêu ra trên nhãn của bao bì.(TY).
Người chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trên đồng ruộng phải được đào tạo từ các khóa huấn luyện bài bản và/hoặc là các nhà tư vấn về kỹ thuật IPM bên ngoài phải có bằng cấp về kỹ thuật.(TY).
8.2. Lựa chọn hóa chất
Tất cả những sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật phun xịt trên cây trồng phải phù hợp và có thể điều chỉnh (theo hướng dẫn trên bao bì hoặc từ các phát hành của các cơ quan có thẩm quyền) cho các loại sâu hại, bệnh, cỏ dại hoặc mục tiêu của việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng.(CY).
Tất cả những sản phẩm bảo vệ thực vật được sử dụng đều phải được đăng ký chính thức với sự chấp thuận của cơ quan chính phủ có thẩm quyền ở nước đó. Nếu không tồn tại một hệ thống đăng ký như vậy thì phải tham chiếu những hướng dẫn của EUREPGAP ở phụ lục 2 của tài liệu này và qui định quốc tế về việc phân phối và sử dụng thuốc trừ sâu do FAO (tổ chức lương thực nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc).(CY).
Một danh sách hàng năm được cập nhật có cả tên thương mại của các sản phẩm bảo vệ thực vật (gồm thành phần hoạt chất hoặc là các sinh vật có ích) đang được sử dụng cho các cây trồng hiện tại hoặc là trên các cây trồng ở trang trại theo tiêu chuẩn EUREPGAP trong 12 tháng vừa qua. (TY).
Danh sách tên thương mại của các sản phẩm bảo vệ thực vật đã được sử dụng và đăng ký chính thức sử dụng trên các cây trồng hiện tại ở nông trại hoặc được trồng theo tiêu chuẩn EUREPGAP trong vòng 12 tháng vừa qua phải được cập nhật về tất cả các thay đổi gần nhất về luật sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật ví dụ như được sử dụng trên các cây trồng, thời gian cách ly trước thu hoạch, …(TY).
Các hồ sơ lưu trữ về việc xử lý cây trồng với các thuốc bảo vệ thưc vật phải khẳng định rằng các hóa chất bị cấm ở EU không được sử dụng trong vòng 12 tháng vừa qua trên các cây trồng có đăng EUREPGAP và được xuất sang thị trường Châu Âu (ví dụ danh sách các hóa chất bị cấm EC-79/117/EC và các điều khoản bổ sung). (CY).
Khi các hồ sơ lưu trữ về thuốc bảo vệ thực vật chỉ ra rằng người kỹ thuật chịu trách nhiệm lựa chọn các nông dược này phải là người tư vấn có năng lực được thể hiện bằng các văn bằng hoặc chứng chỉ của các lớp đào tạo.(CY).
Khi hồ sơ về thuốc bảo vệ thực vật chỉ ra rằng khi người chịu trách nhiệm kỹ thuật lựa chọn các sản phẩm này là chủ trang trại thì trình độ kỹ thuật của họ phải được công nhận thông qua các ghi chép về kỷ thuật ví dụ: tài liệu kỷ thuật của sản phẩm, sự tham gia các khóa đào tạo.(CY).
Các bằng chứng bằng hồ sơ lưu trữ chỉ ra tỷ lệ phun xịt trên cây trồng được thực hiện chính xác theo hướng dẫn trên bao bì và được tính toán, chuẩn bị, và được ghi chép một cách chính xác. (TY).
8.3. Ghi chép của các lần phun xịt
Tất cả các ghi chép về các lần phun xịt nông dược có ghi rõ tên, và giống cây trồng. (CY).
Tất cả các hồ sơ về việc xử lý nông dược phải chỉ rõ khu vực địa lý, tên hoặc tham chiếu của trang trại, cánh đồng, vườn cây hoặc nhà kính nơi vụ mùa được trồng. (CY).
Tất cả các hồ sơ của việc xử lý nông dược phải chỉ rõ ngày xử lý một cách chính xác (ngày/ tháng/ năm). (CY).
Tất cả các hồ sơ về việc xử lý nông dược phải chỉ rõ tên thương mại của sản phẩm và thành phần hoạt chất hoặc các sâu có lợi. (CY).
Người trực tiếp xử lý nông dược phải được ghi nhận trong hồ sơ. (TY).
Tên thông thường của các sâu hại, bệnh hoặc cỏ dại được xử lý nông dược phải được ghi lại trong hồ sơ xử lý nông dược cho cây trồng.(TY).
Người chịu trách nhiệm kỹ thuật để đề nghị các nông dược cần sử dụng phải được ghi nhận trong hồ sơ lưu trữ. (TY).
Tất cả các hồ sơ ghi chép về việc xử lý nông dược phải chỉ rõ ra tổng lượng nông dược đã được sử dụng (về khối lượng hoặc thể tích), hoặc tổng lượng nước (hoặc các chất mang khác), và liều lượng theo gallon/lít hoặc các đơn vị đo lường quốc tế khác.(TY).
Loại máy móc sử dụng cho các loại nông dược (nếu có nhiều đơn vị thì chúng phải được xác định một cách riêng rẻ) và phương pháp xử lý (ví dụ: knapsack, liều lượng cao, U.L.V., qua hệ thống tưới, phun bụi, phun sương, phun bình vào không khí, hoặc các phương pháp khác) được ghi lại chi tiết trong hồ sơ phun xịt(TY).
8.4. Dụng cụ phun xịt
Trang thiết bị được sử dụng để phun thuốc phải được bảo trì và các tài liệu chứng từ về việc bảo trì phải được lưu giữ.(TY).
Trang thiết bị được sử dụng để phun thuốc đã được kiểm tra trong vòng 12 tháng vừa qua và được chứng nhận bởi chương trình bảo trì chính thức hoặc của người có năng lực thực hiện việc bảo trì.(TY).
Sự tham gia của chủ trang trại vào chương trình chứng nhận cho việc kiểm định bảo trì máy phun thuốc phải được ghi chép lưu lại.(ĐN).
Các công cụ thiết bị gồm cả công cụ đo lường phải thích hợp cho việc đo lường các nông dược, nhờ vậy việc tuân thủ chính xác các quy trình pha trộn và xử lý theo chỉ dẫn trên nhãn bao bì.(TY).
8.5. Khoảng thời gian cách ly trước thu hoạch
Chủ trang trại có thể chứng minh rằng họ đảm bảo một khoảng thời gian cách ly an toàn trước khi thu hoạch qua các tài liệu lưu trữ rõ ràng như các ghi chép về việc phun xịt, ngày thu hoạch các sản phẩm ở các khu vực được xử ly phun xịt. Đặc biệt trong trường hợp thu hoạch liên tục, phải có các hệ thống trên cánh đồng, vườn cây hoặc nhà kính ( ví dụ: các biển cảnh báo) để đảm bảo việc không tuân thủ sự an toàn về khoảng thời gian cách ly. (CY).
8.6. Loại thải những hoá chất pha thừa
Những nông dược dư sau khi phun thuốc hay nước rửa thùng pha thuốc được thải ra tuân thủ luật định của địa phương hay quốc gia đó, hoặc trong trường hợp không có các luật định trên, tuân theo điều 8.6.2 và 8.6.3.(TY).
Trong trường hợp phần dư của dung dịch nông dược đã pha hoặc phần thải ra do vệ sinh thùng pha thuốc được phun trên phần chưa xử lý của mùa vụ, có chứng cứ rằng liều lượng khuyến dùng (như được ghi trên nhãn bao bì) không bị vượt quá và tất cả các xử lý được ghi lại tương tự như đã làm khi phun xử lý nông được bảo vệ cây trồng.(ĐN).
Nếu phần dư dung dịch nông dược đã pha hoặc phần thải ra do vệ sinh thùng pha được phun ở phần đất bỏ hoang, điều này phải được chứng minh là một việc làm cho phép và tất cả các lần xử lý này cũng phải được ghi lại tương tự như đã làm đối với việc phun xịt các thuốc bảo vệ thực vật thông thường khác, và tránh làm ô nhiễm nguồn nước bề mặt.(ĐN).
8.7 Phân tích dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật (2004)
Có các chứng từ hiện hành về phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hàng năm trên các sản phẩm đã đăng ký EUREPGAP hoặc hồ sơ chứng nhận có sự tham gia của phía thứ ba về hệ thống giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật giúp truy nguyên nguồn gốc về trang trại. (CY).
Chủ trang trại có một bản về dư lượng tối đa cho phép hiện hành của các nước nơi sản phẩm sẽ được mua bán (ví dụ: MRL của Châu Âu). (CY).
Có chứng từ hoặc là thư hay là bản sao về sự ủy nhiệm các phòng thí nghiệm với chức năng phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hay những tiêu chuẩn tương đương.(TY).
Có quy trình gồm các bước xử lý (quy trình này gồm sự liên lạc với khách hàng, các bước truy tìm sản phẩm, …) sẽ được thực hiện một khi vượt quá dư lượng tối đa cho phép.(CY).
8.8 Lưu trữ và vận hành các sản phẩm bảo vệ thực vật
Các phương tiện bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật phải phù hợp với những luật định hiện hành của quốc gia, vùng và địa phương.(TY).
Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật phải được xây dựng với kiến trúc phù hợp nhất cho việt lưu trữ các sản phẩm đó. (TY).
Các nơi bảo quản những sản phẩm bảo vệ thực vật phải được khóa an toàn.(TY).
Các nơi bảo quản những sản phẩm bảo vệ thực vật phải được xây dựng bằng các vật liệu hoặc nằm ở địa điểm giúp cho các sản phẩm bảo vệ thực vật không bị ảnh hưởng đến tác động của nhiệt độ.(TY).
Các nơi bảo quản những sản phẩm bảo vệ thực vật phải được xây dựng bằng các vật liệu chống cháy (yêu cầu có khả năng chống cháy tối thiểu 30 phút). (TY).
Các nơi bảo quản những sản phẩm bảo vệ thực vật phải được xây dựng bằng các vật liệu có độ thông thoáng và tránh việc tích tụ hơi ẩm.(TY).
Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật phải có ánh sáng hoặc ở nơi có ánh sáng (tự nhiên hay nhân tạo) để có thể đọc được nhãn các sản phẩm bảo vệ thực vật một cách dễ dàng.(TY).
Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật phải nằm biệt lập với các vật liệu khác.(TY).
Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật được trang bị kệ xây bằng vật liệu không hút ẩm trong trường hợp bị rò rỉ chảy đổ ví dụ như làm bằng kim loại, nhựa cứng.(ĐN).
Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật có thùng để lưu giữ các rò rỉ đổ chảy tùy theo lượng chất lỏng đang lưu trữ để đảm bảo rằng không có bất kỳ một rò rỉ hay sự xâm nhập của bên ngoài vào trong kho lưu trữ. (TY).
Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật hay là nơi pha trộn nông dược (nếu hai chỗ này khác nhau) có các thiết bị đo lường được kiểm tra và xác định độ chính xác của thiết bị đo lường. (TY).
Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật hay là nơi pha trộn nông dược (nếu hai chỗ này khác nhau) được trang bị các dụng cụ ví dụ: xô, nguồn nước vân vân… đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả các nông dược có thể sẽ được phun xịt. (TY).
Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật hay là nơi pha trộn nông dược cố định được trang bị với các thùng chứa các vật liệu trơ như là cát, bàn chải chà sàn, đồ hốt rác, bao nilon có bảng chỉ dẫn nằm ở một nơi cố định sẳn sàng cho việc tiện sử dụng nếu có đổ chảy, rò rỉ xảy ra.(TY).
Nơi bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải được khóa, và việc đi vào trong kho chứa thuốc bảo vệ thực vật được giới hạn những công nhân đã qua đào tạo về sử dụng và vận hành thuốc bảo vệ thực vật một cách an toàn.(TY).
Bản kiểm kê tồn kho phải chỉ ra số lượng tồn kho và được cập nhật ít nhất 3 tháng một lần. (TY).
Tất cả những thuốc bảo vệ thực vật phải được trữ trong bao bì gốc của chúng, chỉ trong trường hợp vỡ xảy ra thì bao bì mới thay thế phải chứa đựng tất cả những thông tin có trên bao bì gốc.(TY).
Những sản phẩm bảo vệ thực vật hiện tại được giữ trong kho hoặc thuốc bảo vệ thực vật trong hồ sơ được dùng trong các vụ mùa luân canh phải được chính thức đăng ký và cho phép (điểm 8.2.3) xử lý trong chương trình luân canh. Các thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cho các mục đích khác ngoài việc sử dụng trên các cây trồng luân canh phải được nhận diện và lưu trữ ở những nơi tách biệt với kho thuốc bảo vệ thực vật được dùng cho các cây trồng đã đăng ký EUREPGAP.(TY).
Tất cả những hóa chất dạng lỏng không được lưu trữ trong kệ bên trên các hóa chất dạng bột hoặc hóa chất dạng hạt. (TY).
8.9 Bao thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng hết
Không có bằng chứng cho thấy các bao bì đã sử dụng xong được tái sử dụng ở bất cứ dạng nào. (TY).
Hệ thống được sử dụng để loại bỏ các bao bì đã sử dụng đảm bảo rằng mọi người không tiếp xúc với các bao bì đó bằng cách có điểm bảo quản các bao bì đã sử dụng một cách an toàn và một hệ thống vận hành trước khi loại bỏ các bao bì đã sử dụng các phương pháp thân thiện với môi trường. (TY).
Hệ thống loại bỏ các bao bì đã sử dụng giảm tối thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, các hệ động thực vật bằng cách có những điểm an toàn và một hệ thống vận hành trước khi loại bỏ các bao bì đã sử dụng các phương pháp thân thiện với môi trường(TY).
Nơi nào các hệ thống gom nhặt và loại thải các bao bì đã sử dụng chính thức tồn tại thì phải có những ghi chép và lưu trữ hồ sơ về sự tham gia của các chủ trang trại.(TY).
Khi các bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật một khi đã dùng hết thuốc không được tái sử dụng lại và được lưu giữ một cách thích hợp, ghi nhãn và vận hành theo những yêu cầu của chương trình thu nhặt và xử lý rác thải nếu chương trình đó tồn tại. (TY).
Thiết lập trên máy phun xịt một thiết bị rửa áp suất cho các bao bì đã sử dụng hoặc có những chỉ dẫn bằng văn bản rõ ràng làrửa bằng nước ba lần trước khi loại bỏ.(TY).
Thông qua việc dùng các thiết bị sử dụng để vận hành các bao bì đã sử dụng hoặc qua các quy trình bằng văn bản cho người sử dụng thiết bị phun xịt, các nườc rửa từ những bao bì đã qua sử dụng luôn được cho vào lại thùng trong khi pha thuốc. (TY).
Có những điểm lưu trữ an toàn những bao bì đã sử dụng trước khi xử lý loại bỏ, nơi lưu trữ và xử lý những sản phẩm này phải tách biệt với mùa vụ và các nguyên vật liệu đóng gói nghĩa là phải có các biển chỉ dẫn và hạn chế vào đối với người và động vật. (TY)
Tất cả những luật định liên quan của địa phương vùng và quốc gia nếu có thì phải được tuân thủ trong việc xử lý loại bỏ các bao bì đã sử dụng.(TY).
8.9 Các thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn
Có các ghi chép lưu trữ chỉ ra các thuốc bảo vệ thực vật hết hạn được loại bỏ theo các con đường cho phép một cách chính thức. Khi điều này không thể thì các thuốc bảo vệ thực vật được bảo quản một cách an toàn và dễ dàng nhận diện.(TY).
Những điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện:
• Trang bị cho chủ trang trại và nhân viên kiến thức về sử dụng thuốc trừ bảo vệ thực vật phù hợp với phạm vi công việc của họ.
• Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý tổng hợp dịch hại và các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.
• Sử dụng thuốc đăng ký trên đúng đối tượng cây trồng, theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp, số lần phun thuốc cần khống chế sao cho dư lượng thuốc không vượt quá MRL.
• Đối với rau quả xuất khẩu, cần kiểm tra danh mục hóa chất được phép và MRL của quốc gia nhập khẩu trước khi sử dụng.
• Chỉ pha trộn các loại thuốc bảo vệ thực vật khi chúng tương thích với nhau và ít có nguy cơ làm tăng mức dư lượng.
• Cần bảo đảm thời gian cách ly từ khi phun thuốc tới khi thu hoạch.
• Thiết bị phun thuốc phải được kiểm tra hằng năm và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
• Rửa sạch thiết bị sau mỗi lần sử dụng và nước rửa thải ra phải được xử lý sao cho không gây ô nhiễm tới sản phẩm.
• Tiêu hủy hỗn hợp thuốc thừa bằng phương pháp đảm bảo không tạo ra nguy cơ ô nhiễm cho sản phẩm.
• Bảo quản các hoá chất tại khu vực riêng biệt, kiên cố, an toàn theo chỉ dẫn trên nhãn nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm cho điểm sản xuất, nguồn nước, vật liệu đóng gói và rau quả.
• Hoá chất quá hạn hoặc bị cấm phải được tiêu hủy theo đúng quy định cách xa khu vực sản xuất hoặc phải được đặt cách ly với các loại hóa chất khác và dễ dàng phân biệt.
• Lưu lại hồ sơ sử dụng hóa chất trên từng cây trồng, nêu cụ thể tên hoá chất,
ngày tháng sử dụng, địa điểm, liều lượng, phương pháp xử lý, thời gian cách ly và tên người thực hiện.
• Lưu giữ hồ sơ mua hóa chất bao gồm chi tiết về tên hóa chất, nơi mua, ngày nhận hàng, số lượng, thời hạn sử dụng và ngày sản xuất.
• Lưu giữ và cập nhập danh mục hoá chất được phép sử dụng cho rau quả gieo trồng tại trang trại /điểm sản xuất.
• Nếu phát hiện dư lượng hoá chất vượt mức tối đa cho phép, cần tiến hành cách ly cây trồng và điều tra nguyên nhân ô nhiễm cũng như triển khai biện pháp ngăn chặn sự tái nhiễm.
• Trường hợp phun thuốc trong vòng 2 ngày trước khi thu hoạch sản phẩm, phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm sinh học và lưu lại hồ sơ các mối nguy nghiêm trọng.
• Khi có nguy cơ lớn về ô nhiễm sinh học, phải sử dụng nguồn nước khác an toàn hoặc nước phải được xử lý và giám sát chặt chẽ, cần biên bản ghi lại kết quả giám sát.
.
- Kỹ thuật trồng cây ăn trái, rau màu, cây dược liệu và các loại cây khác
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.