• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

TIÊU CHUẨN EUREP GAP  

Sản xuất quả theo hướng chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm (GAP)

(Phần 6)

VI. CÁC BƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GAP CHO CÂY ĂN QUẢ CỦA VIỆT NAM:

 Nội dung 1: 

+  Nghiên cứu khảo sát hiện trạng canh tác của nhà vườn, cơ sở đóng gói và  đánh giá lợi thế và trở ngại trong việc canh tác theo GAP.

+ Phân tích so sánh với các tiêu chí theo hướng GAP  và rút ra khuyến cáo cho các đối tương liên quan trong hệ thống sản xuất nhấn mạnh giai đọan tiền thu họach

 Nội dung 2 :

Nghiên cứu các vần đề còn tồn tại cần giải quyết để bổ sung và hoàn thiện quy trình sản xuất theo GAP. (theo đánh giá hiện tại , có thể bổ sung hoặc thay đổi tùy theo kết quả ở nội dung 1).

Nội dung 3: Xây dựng các mô hình sản xuất cây ăn quả theo hướng chất lượng và an toàn theo GAP.   

                + Xây dựng nhóm nông dân, tổ sản xuất hoặc hợp tác xã của mỗi loại cây trồng trên tinh thần tự nguyện, mỗi mô hình gồm một hoặc nhiều hộ tham gia.   

                + Soạn thảo và in ấn tài liệu tập huấn “quy trình kỹ thuật canh tác theo GAP”, sổ tay hướng dẫn, tài liệu bướm cho nông dân về kỹ thuật canh tác, Bảo vệ thực vật, Công nghệ sau thu hoạch. 

                + Tập huấn cho nhóm nông dân, tổ sản xuất hoặc hợp tác xã tài liệu: “Quy trình kỹ thuật canh tác theo GAP”, cách áp dụng, cách kiểm tra đánh giá.

+ Đào tạo thanh tra viên nội bộ cho các nhóm nông dân để phục cho công tác kiểm tra nội bộ của các mô hình trong đề tài.

+ Áp dụng vào thực tế sản xuất, hướng dẫn nông dân thực hành theo quy trình, ghi hồ sơ sổ sách.

+ Kiểm tra nội bộ, hội thảo đầu bờ, thảo luận và giải quyết các vấn đề phát sinh trong sản xuất, đề xuất hướng giải quyết để hoàn thiện tài liệu “Quy trình kỹ thuật canh tác theo GAP”.

+ Đánh giá kết quả thực hiện của vụ quả trên mỗi loại cây và tiếp tục lặp lại chu kỳ trên đến khi đạt được các tiêu chí của G.A.P.

Nội dung 4: Mô hình sản xuất trái an tòan và theo GAP cho giai đọan sau thu họach

Họat động:

+ Tập huấn cho người thu mua, đóng gói và vận chuyển sản phẩm: thiết lập điểm xử lý, phân loại và đóng gói phù hợp tiêu chuẩn VSATTP.

 + Thực hiện các công đoạn xử lý và phân loại theo các quy trình đã soạn thảo, kiểm tra việc thực hiện các quy trình.

+ Hổ trợ mô hình đóng gói trái cây hoàn thiện theo quy trình GAP.

Nội dung 5: Hổ trợ nhóm nông dân, tổ sản xuất/HTX và cơ sở đóng gói đạt chứng nhận GAP của trái cây Việt Nam.

+ Thanh tra viên sẽ kiểm tra các mô hình, kiểm tra hồ sơ lưu trữ của nhóm nông dân/ tổ sản xuất/HTX , hoàn thiện những thiếu sót, tồn tại trong sản xuất.

Trong trường hợp sản xuất theo EUREPGAP thì thuê Thanh tra quốc tế  để thanh tra và cấp giấy chứng nhận EUREPGAP cho mô hình.

Nội dung 6: Hoạt động về hổ trợ phát triển thương hiệu sản phẩm và thông tin thị trường.

+ Xác định thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu của trái cây Việt Nam.

 + Giới thiệu trái an toàn trên Website, hỗ trợ nhà sản xuất giới thiệu sản phẩm xoài, dứa, vài và bưởi đạt tiêu chuẩn G.A.P đến các siêu thị như: Co-opmart, Metro…

           Tóm lại, việc thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn GAP không khó, vì những công việc này nông dân đã và đang thực hiện. Cái khó là làm thế nào để người nông dân ý thức được sản xuất phải an tòan cho người và môi trường và thực hiện việc ghi chép đầy đủ công việc mà mình đang làm.

Việc chọn lọai quả có tiềm năng xuất khẩu hoặc đang có thị trường, diện tích sản xuất lớn và tập trung, thời gian sinh trưởng ngắn và ít sâu bệnh hại là quan trọng để thực hiện hệ thống sản xuất an toàn nhằm sớm đạt được tiêu chuẩn GAP.

VII.  CÁC GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ ĐỂ SẢN XUẤT CAQ THEO HƯỚNG HÀNG HOÁ 

Để phát triển cây ăn trái theo hướng sản xuất hàng hoá, chúng ta cần phải thực hiện các vấn đề như sau:

+ Quy hoạch vùng trồng chuyên canh CAQ để xây dựng vùng sản xuất chuyên canh CAQ theo hướng hàng hoá với số lượng lớn phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

+ Tổ chức lại việc sản xuất và quản lý cây giống CAQ để cung cấp cho vùng sản xuất chuyên canh.

+  Xây dựng quy trình trồng và mô hình CAQ theo hướng sản xuất trái chất lượng và an toàn, theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices) để các nhà vườn vùng sản xuất chuyên canh cùng áp dụng để tạo ra trái có năng suất và chất lượng ổn định hơn, phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khẩu hiện nay.

 + Tập huấn cho nông dân và ứng dụng các thành tựu khoa học, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cây ăn quả.

Thành lập các nhóm sản xuất hoặc hợp tác xã tại các địa phương để liên kết các nhà sản xuất lại, sơ chế và chế biến, cung cấp sản phẩm cho siêu thị, chợ đầu mối…bên cạnh đó, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như: phân phối phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu…cũng cần làm tốt hơn.   

+  Xây dựng tên và thương hiệu cho sản phẩm rất cần thiết nhằm tăng sức cạnh tranh cũng như giữ vững vị thế của trái cây Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế.

 + Đầu tư các cơ sở hạ tầng, hỗ trợ việc sản xuất lưu thông và kinh doanh nông sản.

+ Tăng cường công tác tiếp thị trái cây trong thị trường nội địa, và thế giới nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm trái cây Việt Nam. Vấn đề này, Thái Lan làm rất mạnh.

IX. KẾT LUẬN:

           Việc thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn GAP không khó, vì những công việc này nông dân đã và đang thực hiện. Cái khó là làm thế nào để người nông dân ý thức được sản xuất phải an tòan cho người và môi trường và thực hiện việc ghi chép đầy đủ công việc mà mình đang làm, đồng thời xây dựng các cơ sở vật chất (nhà kho chứa phân bón, thuốc BVTV, toilet… ).

Việc chọn loại rau hoặc quả có tiềm năng xuất khẩu hoặc đang có thị trường, diện tích sản xuất lớn và tập trung, thời gian sinh trưởng ngắn và ít sâu bệnh hại là quan trọng để thực hiện  sản xuất theo GAP. 

         Kinh nghiệm tại Thái Lan cho thấy, họ chọn những loại cây ngắn ngày như: măng tây, đậu bắp, ớt,… có nguy cơ rủi ro về sâu bệnh thấp để thực hiện hệ thống  sản xuất an toàn nhằm sớm đạt được tiêu chuẩn GAP.  

 

Một số tài liệu tham khảo chính 

1. An Introduction to ASEAN Good Agriculture Practice, Managing food safety and postharvest quality of fruit & vegetables

2. EUREPGAP Fruit and Vegetables, up date on May, 2006

3. EUREPGAP Fruit and Vegetables, Version 2.1-Oct 2004

4. http://www.eurep.org

5. Journal of AOAC International,Vol. 86. No. 2, 2003 p 412-431.

6. Tiêu chuẩn ngành: 10 TCN 386 – 99 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT.

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang