• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

 

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thức ăn thủy sản

 

Philippe Serene đã từng là Tổng giám đốc điều hành của Công ty Proconco 11 năm. Hiện ông đang làm việc tại Aquaservice Việt Nam. Một trong số các hoạt động của ông là phát triển các công nghệ mới trong sản xuất thức ăn gia súc và nuôi thuỷ sản. Ông đã tìm hiểu rất nhiều về lĩnh vực sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản ở các nước, trong đó có Việt Nam. Xin được giới thiệu tóm tắt bài viết của ông và Zuridah Merican đăng trên tạp chí Asian Aquaculture Magazine T 1 -2/2004.

Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm biển. Chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã thu hút được nhiều công ty đa quốc gia đầu tư vào các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Cho đến cuối năm 2003, đã có 15 công ty chế biến thức ăn lớn và 20 - 30 công ty vừa và nhỏ đang hoạt động trong thị trường thức ăn thuỷ sản ở Việt Nam.

Chính phủ đã chỉ đạo chương trình mở rộng thêm các vùng nuôi tôm biển, nuôi cá nước ngọt và nuôi biển mới. Do vậy, nhu cầu thức ăn trở thành một vấn đề cấp bách. Hiện nay, tổng năng lực chế biến thức ăn thuỷ sản của Việt Nam ước tính 250.000 tấn/năm thức ăn nuôi tôm và 100.000 tấn/năm thức ăn nuôi cá. Ðiều này cho thấy rằng năng lực chế biến hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu trong tương lai ước tính cần khoảng 300.000 tấn thức ăn nuôi tôm và 200.000 tấn thức ăn nuôi cá, chủ yếu cho cá rô phi và cá tra, basa.

Công ty Cargill (Mỹ) bắt đầu sản xuất thức ăn nuôi cá từ năm 1998. Tới năm 1999, thị trường thức ăn nuôi tôm ở Việt Nam có sự cạnh tranh gay gắt giữa thức ăn nhập khẩu (chủ yếu là thức ăn của CP Group) với các nhà máy sản xuất thức ăn của địa phương. Vì vậy, khi công ty Proconco (Liên doanh Pháp/Việt) bắt đầu được thành lập sản xuất thức ăn nuôi gia súc thì họ đã quyết định sản xuất các loại thức ăn phục vụ các phương thức nuôi đầu tư thấp là nuôi quảng canh và nuôi lồng trong khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, những công ty dẫn đầu trong sản xuất thức ăn nuôi tôm là công ty Uni-President của Ðài Loan và công ty TomBoy, (2 công ty này đều có nhà máy chế biến thức ăn ở thành phố Hồ Chí Minh). Công ty CP Thái Lan có nhà máy ở Ðồng Nai. Các công ty Uni - President và TomBoy sẽ tăng gấp đôi sản lượng thức ăn tôm của họ đạt 30.000 tấn/năm vào cuối năm 2003.

Trong năm 2003, công ty Ocialis của Pháp đã bắt đầu cho nhà máy của họ ở gần thành phố Hồ Chí Minh hoạt động với sản lượng 10.000 tấn thức ăn nuôi tôm. Năm 2003, công ty Cataco của Việt Nam nằm ở Cần Thơ bắt đầu sản xuất thức ăn nuôi cá với sản lượng 25.000 tấn/năm, và sẽ sản xuất thức ăn cho tôm vào năm 2004. Nhà máy chế biến thức ăn thuộc liên doanh châu á Hawaii ở Phú Yên sẽ cung cấp thức ăn cho 3 trại nuôi của họ ở các tỉnh Bình Ðịnh, Bình Thuận và Phú Yên và tiêu thụ ở địa phương. Ngoài ra, còn có một số nhà máy chế biến thức ăn tôm quy mô nhỏ hơn với sản lượng từ 1000 - 5000 tấn/năm với giá rẻ dùng cho nuôi quảng canh.

Việt Nam có thuận lợi để phát triển sản xuất thức ăn trong nước vì có thể sử dụng nguồn nguyên liệu ở địa phương như bột cá, cám, bột sắn và bột đậu nành. Một số nhà chế biến thức ăn làm việc với các nhà cung cấp các phụ gia như bột mực và bột cá để có thể tăng chất lượng trong sản xuất thức ăn nuôi tôm của địa phương.

Tôm biển

Sản lượng tôm biển, chủ yếu là tôm sú dựa trên việc tăng diện tích ao nuôi và chuyển từ nuôi bán thâm canh sang nuôi thâm canh. Vì lợi nhuận hằng năm từ 1 ha ao nuôi tôm gấp ít nhất 50 lần so với trồng lúa, do đó việc chuyển đổi sang nuôi tôm sẽ còn tiếp tục.

Các nhà sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản hàng đầu ở Việt Nam 

 

Năm bắt đầu sản xuất  

1. C J Vina Agri (Hàn Quốc) ở Long An

SL ước tính : 12.000 T/năm,

            trong đó : 1.000T/năm t.ă nuôi tôm  

cuối 2003  

2. Ocialis (Pháp) ở Bến Cát - Sông Bé và Hà Nội SL ước tính (2004) : 10.000 T/năm t.ă nuôi tôm và 20.000T/năm t.ă nuôi cá 

2003  

3. Liên doanh Asia Hawaii (US/VietNam) ở Phú Yên

SL ước tính : 20.000 Tấn/năm t.ă nuôi tôm  

2002  

4. Uni - President (Ðài Loan) ở Sóng Thần - Sông Bé

SL ước tính (2004) : 60.000 T/năm t.ă nuôi tôm

và 10.000 T/năm t.ă nuôi cá  

2001  

5. Hạ Long (Ðài Loan) ở Nha Trang  

SL ước tính 20.000 T/năm t.ă nuôi tôm  

2000  

6. Grobest (Ðài Loan) ở Ðồng Nai

SL ước tính : 15.000 T/năm t.ă nuôi tôm  

2001  

7. CP (Thái Lan) SL ước tính 30 - 40.000 T/năm t.ă nuôi tôm  

1999 và 2001  

8. Tom Boy (Ðài Loan) ở Thành phố Hồ Chí Minh

SL ước tính (2004) : 30.000 T/năm t.ă nuôi tôm  

2002  

9. Cargill (Hoa Kỳ) ở Biên Hoà

SL ước tính : 10.000 T/năm t.ă nuôi tôm và 15.000 T/năm t.ă nuôi cá  

1998 (cá)  

2001 (tôm)  

10. Proconco (Pháp/Việt) ở Cần Thơ

SL ước tính : 12.000 T/năm t.ă nuôi tôm

và 60.000 T/năm t.ă nuôi cá 

2000  

11. Cataco (Việt Nam) ở Cần Thơ

SL ước tính : 25.000 T/năm t.ă cá

và 12.000 tấn/năm t.ă nuôi tôm  

2003, 2004  

12. Dabasco (Việt Nam) ở Bạc Liêu

SL ước tính : 20.000 T/năm t.ă nuôi tôm  

2002  

13.Seaprodex (VietNam) ở Ðà Nẵng

SL ước tính : 15.000 T/năm t.ă nuôi tôm

và 5.000 T/năm t.ă nuôi cá 

1990 

 

Sản lượng tôm sú của Việt Nam đã bằng sản lượng của Thái Lan giai đoạn 1988 - 1991, nhưng về năng suất/ha, Việt Nam lại không theo kịp nước này. Năng suất trung bình còn ở mức thấp (400kg/ha). Nhìn chung, mật độ nuôi còn thấp (5 - 25 con giống/m2). Mới chỉ có 30 - 40% sản lượng tôm nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp. Năm 2002, sản lượng thức ăn nuôi tôm ước tính là 130.000 tấn. Trong khi phương thức nuôi thâm canh luôn được khuyến khích (với mật độ thả giống trên 30 con/m2) ở các vùng tập trung thì Chính phủ Việt Nam vẫn luôn cố gắng phát triển hình thức nuôi sinh thái, bảo vệ môi trường (chủ yếu là nuôi quảng canh với mật độ 2 - 3 con/m2 hoặc quảng canh cải tiến 5 - 6 con/m2.

Mặc dù EU đã nới lỏng hệ thống kiểm tra nhập khẩu tôm từ tháng 12/2002, Việt Nam vẫn phải đối mặt với vấn đề nhiễm chloramphenicol và nitrofuran. Sản xuất tôm đáp ứng yêu cầu an toàn của người tiêu dùng là một mục tiêu quan trọng. Vì vậy, các nhà sản xuất thức ăn cũng phải quan tâm đến chất lượng thức ăn và bảo đảm xuất xứ của nguyên liệu. Trong lĩnh vực nuôi cá tra, basa, nhiều công ty sản xuất thức ăn và chế biến thuỷ sản đã ký hợp đồng để bảo đảm yêu cầu này.

Cá rô phi

Mục tiêu của chính phủ Việt Nam đề ra là đến năm 2010 phải sản xuất 200.000 tấn cá rô phi, một nửa trong số đó sẽ được xuất khẩu để thu 160 triệu USD. Kết quả này sẽ đưa Việt Nam đứng vào danh sách các nhà sản xuất lớn ở châu á (Inđônêxia sản xuất 225.474 tấn vào năm 2001 và Philipin sản xuất 122.277 tấn vào năm 2003). Việc sản xuất cá rô phi đã được đặt lên hàng đầu sau khi Mỹ áp đặt thuế chống phá giá lên cá tra và basa philê. Cá rô phi phi lê có lợi thế về giá cả so với cá tra và cá basa (4 - 5 USD/kg).

Các nhà quản lý cho rằng phát triển lĩnh vực này đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nữa cho các trại giống. Những nhà sản xuất cũng muốn tăng nhanh các sản phẩm như cá rô phi dòng GIFT và Genomar. Ðiều này sẽ thúc đẩy sản xuất thức ăn cho cá rô phi. Nhu cầu hiện tại là 50.000 tấn/năm. Cá rô phi được nuôi ở các vùng nước chảy nhanh thuộc sông Mê Kông, cá ở vùng này được chế biến dạng đông rời nhanh, đóng thùng 5 - 10 kg và để làm sashimi. Giá thành từ 17.000 đồng/kg (1,13 USD/kg) với sản lượng 200 tấn/năm đến loại 13 - 14.000 đ/kg (0,93 USD/kg) với sản lượng 500 tấn/năm.

Cá nheo

Tháng 7/2003, Mỹ đánh thuế cao vào sản phẩm cá nheo đã làm nản lòng các nhà sản xuất. Ðể hạn chế ảnh hưởng của luật thuế này những nhà chế biến thực phẩm của Việt Nam đã chuyển hướng sản xuất sang các sản phẩm giá trị gia tăng.

Nôngân ở đồng bằng sông Cửu Long đang đẩy mạnh kế hoạch đầu tư để tăng gấp đôi sản lượng trong 5 năm tới. Ðến năm 2010, diện tích nuôi sẽ tăng lên đến 3751 ha và theo đó sẽ có 43 nhà máy chế biến.

Xuất khẩu cá nheo trong năm 2003 đạt giá trị khoảng 60 triệu USD, tương đương năm 2002. Kết quả trên đạt được là do những nhà xuất khẩu đã thành công trong việc mở rộng thị trường như Hồng Kông, Ðài Loan, Trung Quốc, EU và Ôxtrâylia. Họ cũng khuyến khích tiêu dùng trong thị trường nội địa như Hà Nội, điều này đã thúc đẩy An Giang tăng sản lượng cá nheo thêm 37.000 tấn.

Biến động giá cá nheo (6.000 - 14.000 VNÐ) đã buộc những người nông dân cắt giảm chi phí thức ăn, bằng cách tự chế thức ăn. Chi phí sản xuất 1kg cá nheo là gần 8.000 VNÐ (0,5 USD). Trong khi đó, giá bán lẻ thức ăn cá nheo là 3.000 - 8.000 VNÐ (0,2 - 0,53 USD). Tuy nhiên, thị trường thức ăn vẫn còn có xu hướng tăng gíá. Thức ăn cho cá nheo chiếm tới 80% sản lượng của công ty chế biến thức ăn Proconco Cần Thơ. Từ năm 1999, công ty đã tăng công suất chế biến thức ăn cá và giai đoạn thứ 3 bắt đầu trong năm 2003 đưa công suất lên 60.000 tấn/năm.

Nhận xét chung về hướng phát triển

Ngành Công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc của Việt Nam cần phải phục vụ mục tiêu tăng trưởng của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Với mục tiêu sẽ đạt 1 triệu tấn vào năm 2005. Nuôi biển sẽ được phát triển với các đối tượng nuôi là cá giò, cá song, cá tráp và cá hồng. Hiện nay, lượng cá tạp được sử dụng để chế biến thức ăn chăn nuôi đã đạt mức tương đương trong khu vực. Các chuyên gia ước tính, Việt Nam có thể đạt mức 5.000 tấn/năm.

Sảnlượng tôm sú tới năm 2006 sẽ vượt mức 160.000 tấn và 300.000 tấn vào năm 2010. Tôm càng xanh cũng sẽ đạt mức 25.000 tấn vào năm 2006 và 60.000 tấn vào năm 2010.

Thịtrường thức ăn nuôi thuỷ sản ở Việt Nam đang rất sôi động và biến đổi rất nhanh để theo kịp những công nghệ mới. Những điểm cần đạt là phải sản xuất các loại thức ăn có độ tiêu hoá cao, giảm ô nhiễm môi trường và giảm lượng bột cá đắt tiền trong thành phần thức ăn. Nếu đạt được những mục tiêu này thì lượng prôtêin chế từ các phụ phẩm từ khai thác và nuôi (chiếm 50% trọng lượng chế biến) của Việt Nam sẽ thay thế lượng bột cá nhập khẩu.

Hiện nay, ngành nuôi tôm của Việt Nam cũng có một số lợi thế so với Thái Lan, đó là nhân công rẻ và giá thuê đất rẻ. Giá thành sản xuất (COP) tôm trung bình là 2 - 2,2 USD/kg trong khi giá ở Thái Lan là 3 - 3,5 USD/kg. Ngược lại, Trung Quốc chỉ đạt 1,8 USD/kg. Chi phí cho thức ăn vẫn là yếu tố chủ yếu, trong khi giá thức ăn ở Việt Nam giai đoạn đầu là 0,9 USD/kg, cho giai đoạn nuôi thương phẩm là 0,75 USD/kg. Cao hơn giá ở Thái Lan (0,82 USD/kg - thức ăn nuôi thương phẩm).

Trong nuôi cá rô phi, các chủ trại Philippin chi phí trung bình 0,69 - 0,75 USD để sản xuất 1 kg cá nuôi lồng và 0,58 USD cho 1 kg cá nuôi ao. ở Việt Nam, thức ăn nuôi cá rô phi lồng đã tốn từ 12.000 đ/kg (0,8 USD). Vì vậy, Việt Nam cần phấn đấu để hạ giá thành sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản và tránh phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

 T.Hương - T.Nhung (Theo Asian Aquaculture Magazine Tháng 1-2/2004)

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang