• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chăn nuôi

Ba Liêm "luận" về con ong mật

PHẦN THỨ NHẤTVẬN ĐỘNG VÀ KHUYẾN KHÍCH

Qua bài vè trên đây, chắc các bạn nắm được phần nào lợi ích thụ phấn cho cây trồng của con ong mật. Ở nước ta, mặc dù không có tổng kết cụ thể như vậy, nhưng nhờ biết rút tỉa kinh nghiệm, biết so sánh, cùng với tính nhạy bén của người nông dân ta  nên sau khi đuổi đánh người nuôi ong lần đầu, năm sau họ lại mời thỉnh người nuôi đến đặt ong vì họ thấy cây trái năm rồi được bội thu, như trường hợp ông Quách Đại Cương ở Nhị quý, Dưỡng điềm Tiền giang, trường hợp Sở nông nghiệp Bến Tre ở xã Vĩnh Bình và của tôi ở xã Tân Lợi, Bến Tre mà tôi đã nói trong video Ba Liêm truyền nghề… Và tôi tin rằng: không bao lâu nữa, người dân  Quảng Ngãi sẽ đua nhau nuôi ong lấy mật như người dân Tiền Giang, Bến Tre  vậy. Thật đáng tiếc, có một mỏ vàng bên nhà mà không biết khai thác, để người dân xứ xa hàng ngàn cây số đến cuỗm mất!

Gần 30 phút đã trôi qua, tôi chi lòng vòng nói chuyện đâu đâu, điều này chắc không khỏi làm cho các bạn trẻ phiền trách sao tôi không đi thẳng vào vấn đề. Họ cần muốn biết hàng năm một đàn ong cho họ được bao nhieu mật, bao nhiêu sáp, thành tiền là bao nhiêu  để họ có động cơ thúc đẩy, ham thích việc nuôi ong.

Tôi xin “phỏng” tính cho các bạn xem. Đã “phỏng” thì tất nhiên không chính xác - chỉ là mức trung bình, nhưng lại là TRUNG BÌNH THẤP để các bạn khỏi “hố”mà thất vọng sau này. Nhiều năm đi đánh mật ở các tỉnh phía Nam, tôi có được tổng kết sau đây

Nếu nuôi ong ở những nơi có nhiều dừa  như ở Bến tre, quanh năm ong chỉ đặt tại vườn nhà, thì đầu mùa mưa (vào khoảng tháng 3 Âm lịch) đến giữa mùa khô (lối tháng 11, 12 Âm lịch),  mỗi tháng có thể lấy mật 1 hoặc 2 lần (Ở miền Nam, cây dừa ra hoa hầu như quanh năm , nếu có treo (không ra trái hay ra ít thôi) thì cũng chỉ một vài tháng chứ không kéo dài như ở miền Trung vì quá khô cằn. Như thế, trung bình mỗi năm có thể quay mật  từ 10 đến 15 lần. Mỗi lần một đàn ong có 4 cầu tốt,  đông quân có thể lấy được nửa lít mật. Như thế, trong 1 năm, mỗi đàn ong có thể cho ta từ  5 đến 8 lít mật. Giá mật hiện nay, rẻ nhất là 100.000đ một lít. Tính ra mỗi năm, một đàn ong mật nuôi tại vườn nhà có thể đem về cho ta từ 500.000 đến 800.000 đ.

Nếu có được 100 đàn ong thì số tiền thu về cũng khá đấy chứ ! Ấy vậy mà ở Bến Tre, có người là công nhân viên nhà nước vẫn tranh thủ, vào buổi tối đóng cầu, vô nền…còn ngày nghỉ thì quay mật hoặc chăm sóc ong. Bận rộn như thế mà anh ta nuôi đến vài trăm đàn đấy! Tôi ước tính, mỗi năm anh ta thu về từ tiền bán mật chắc chẳng thua kém gì tiền lương của anh ta trong một năm!

Với ong nội địa mà theo hoa lấy mật, trước đây tôi di chuyển đi mỗi năm 3 lần:

Sau thời gian nuôi dưỡng ở các vùng có nhiều dừa, đến tháng 11, tháng chạp là bắt đầu đưa ong đi đánh mật, trước hết là cao su ở Long Khánh, rồi đến vùng chôm chôm ở Bến Tre, Vĩnh Long, sau cùng  là vùng nhãn ở Tiền Giang, rồi lại về nuôi dưỡng.

Mỗi nơi có nguồn hoa, thường kéo dài trên dưới 2 tháng và quay độ 6 đến 8 lần (mỗi lần cách nhau từ 6 đến 10 ngày và mỗi đàn có thể quay được 1lít/ lần.)

Ai muốn biết như thế mỗi đàn ong cho được bao nhiêu mật, bao nhiêu tiền trong một năm thì hãy tính ra!

Nói là nói thế để các bạn có khái niệm về thu hoạch thôi chứ còn tùy thuộc biết bao nhiêu yếu tố như: thế đàn đem đi có mạnh không, nơi đặt ong có nhiều mật không (nếu nhiều mà nghe tin đồn, nhiều người ùn ùn kéo tới thì “ít mật, nhiều ong” tránh sao khỏi cướp phá lẫn nhau!) Ngoài ra còn tùy thuộc vào thời tiết, nếu mưa bão nhiều ngày hoặc nắng hạn  như hiện nay ở miển Nam, lúc này nhãn trổ hoa nhiều nhưng hạn hán, cây không tiết mật đành ngóng trời mưa vậy!
Đọc qua những lời này chắc nhiều bạn sẽ nản, đâm ra thối chí.: Làm ăn thì có lúc được, lúc mất, lúc hên, lúc xui . Nghề nào mà không có cái khó khăn của nó? Có điều là ta phải kiên tâm, trì chí , rút tỉa kinh nghiệm để khắc phục như thế mới có kẻ giỏi, người đỏ chứ? Tôi nói lên những điều này để các bạn cảnh giác mà thôi.

Với những bạn ở các miền rừng núi, các bạn có được rất nhiều thuận lợi như không bị phun thuốc trừ sâu, rầy, làm ong chết hàng loạt. Cho đến nay, ở nước ta, đây là tai họa lớn nhất của người nuôi ong! Các bạn cũng không bị tình trạng ong củng lúc dồn về quá đông để bị cướp mật. Vì rừng cây bạt ngàn, hoa mật phong phú, kéo dài nhiều tháng trong năm. (Cách đây lối 1 tháng, một số nhân viên của vườn chim Đồng tháp đển tôi tham quan học hỏi kinh nghiệm), họ đã khoe với tôi là năm ngoái đã mua về mấy chục thùng ong về nuôi, họ đã quay mật được 6 tháng trong năm (cứ từ 7 ngày, đến nửa tháng là có thể quay mật 1 lần) nhưng vì họ không biết nhân đàn nên số lượng không tăng!

Qua nhiều trang mạng Internet, tôi thấy ở  nhiều vùng núi rừng ở các tỉnh miền Bắc, nhiều nơi có rất nhiều mật: Họ đưa cầu ong lên, thấy bánh tổ đầy ắp mật, lại lưỡi mèo tua tủa, nhìn mà phát thèm!

Hỡi các bà con, các chàng trai, các bạn trẻ chưa có nghề nghiệp hay nghề chưa ổn định, nếu ở những vùng có nguồn mật dồi dào như ở miền núi rừng mà tôi nói trện, hoặc các vùng đồng bằng có trồng cây đặc sản như nhản, vải, mận….Còn chần chờ gì nữa, hãy ra công tìm hiểu, học hỏi và bắt tay ngay vào việc NUÔI ONG MẬT đi!

Với nghề nuôi ong mật này, các bạn không những chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu nữa đấy! (Tôi mách nước cho các bạn là muốn biết nơi nào và tháng nào có nguồn mật dồi dào, hay “bám đuôi” những người nuôi ong ngoại chuyên nghiệp là biết.)

Con ong nội mới thực sự là con ong giúp ta Xóa đói Giảm nghèo. Vì đã nghèo  thì lấy đâu ra vài ba trăm triệu để nuôi ong ngoại? Còn con ong nội, có tiền thì mua một,hai đàn vừa nuôi vừa học rồi tăng dần lên, Đừng vội, không lâu lắm đâu (hãy đọc lại bài vè là biết). Còn những người quá nghèo không có tiền mua nổi một  đàn ong thì tìm  bắt. Ong tìm đến hoa thì làm sao ở nơi rừng núi lai không tìm thấy ong? Còn những người ở vùng trồng cây đặc sản khi người ta đem ong nội về đánh mật thì thế  nào cũng có ong chia đàn, bỏ tổ bay ra, không ai tránh khỏi. Hãy luôn nhớ câu danh ngôn của Pháp  “MUỐN LÀ ĐƯỢC”.

Tất cả những gì tôi đã viết trên đây chắc đã giúp bà con phần nào về chọn giống ong để nuôi cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình, biết được đánh mật ra sao, sản lương mật thu về mỗi năm v.v. Vã lại, nuôi ong nội địa chi phí rất ít:Ngoài việc đóng thùng, đóng cầu, làm thùng quay (có thể dùng nhiều năm). Con chi phí cho ăn cũng chẳng bao nhiêu. Thỉnh thoảng trong mùa mưa bâo thiếu mật nhiều mới cho ăn, khi thấy chúng đã có mật dự trữ ở bánh tổ thì nghỉ, tiền chuyên  chở cũng không nhiều vì ít khi phải đi xa…Từ đó ta có thể đưa ra kết luận là ong nội cho ta lợi nhuận bằng 80% số tiền thu được hàng năm.

Các bạn nghĩ sao?

Nhấn vào đây để xem tiếp

Nhấn vào đây để về trang: Ba Liêm "luận" về con ong mật

Nhấn vào đây để về trang chính: Ba Liêm nuôi ong mật

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang