• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hướng đến 10 tỷ USD tôm xuất khẩu

Hiện nay, sản lượng tôm toàn cầu trên 5,5 triệu tấn/năm, trong đó tôm sú chiếm khoảng 20% (1,1 triệu tấn).

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản xuất tôm và dẫn đầu thế giới về sản xuất tôm sú. Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam khoảng 3-4 tỷ USD/năm.

Về diện tích nuôi, Việt Nam hiện có khoảng 694 ngàn ha nuôi tôm, trong đó tôm sú 600 ngàn ha, thẻ chân trắng 94 ngàn ha.

Sản lượng tôm Việt Nam khoảng 0,65 triệu tấn/năm, trong đó tôm sú chiếm 0,3 triệu tấn/năm.

Hiện cả nước có trên 2.400 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trên 350 cơ sở chuyên và không chuyên chế biến tôm với công suất trên 1,4 triệu tấn sản phẩm/năm, vượt so với nhu cầu chế biến nguyên liệu trong nước. Lượng thức ăn sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu.

Việt Linh tập hợp một số ý kiến về vấn đề này cũng như các giải pháp kỹ thuật để đạt mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu tôm sắp tới.

1. Nuôi tôm gì là chủ lực?

Tập trung đẩy mạnh sản xuất tôm sú vì giá luôn cao hơn tôm thẻ và các nước sản xuất tôm sú như Indonesia, Ấn Độ, Nam Mỹ giảm mạnh sản lượng loại tôm này làm giảm nguồn cung tôm sú trên toàn cầu.

Chỉ cần nuôi với năng suất bình quân 1,5 tấn/ha thì với diện tích hiện tại, Việt Nam đã có 1 triệu tấn tôm. Với giá xuất bình quân như hiện nay của Minh Phú là 10 USD/tấn thì Việt Nam sẽ cầm chắc trong tay 10 tỷ USD. Còn nếu đẩy mạnh sản xuất tôm sú thay vì tôm thẻ chân trắng thì giá xuất khẩu bình quân đạt mức 16 – 17 USD/kg, Việt Nam sẽ có khoảng 13 tỷ USD/năm. “Riêng Minh Phú đã có thể “gánh” 2 tỷ USD/năm, do đó, giấc mơ 10 tỷ USD cho ngành tôm là không quá xa vời”. (Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Minh Phú)

2. Giải pháp về diện tích nuôi và cơ sở hạ tầng:

Nuôi tôm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Mở rộng diện tích nuôi tôm trên vùng đất ven biển, rừng đước bị ảnh hưởng xâm nhập mặn ở ĐBSCL thì diện tích tôm nước lợ có thể tăng lên tới 2 triệu ha. Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng công nghệ cao, đưa tiến bộ KHKT vào từng công đoạn sản xuất tôm.

“Ngay cả tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng là cơ hội cho ngành nuôi tôm phát triển. Nhà nước cần sớm có quy hoạch để mạnh dạn phát triển các vùng nuôi tôm ở khu vực bị nhiễm mặn và nước biển dâng, bởi thu nhập từ nuôi tôm cao hơn nhiều so với trồng lúa” (Ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam miền Trung, Chủ tịch Hiệp hội Tôm tỉnh Bình Thuận)

Xâm nhập mặn gia tăng ở ĐBSCL là cơ hội tốt để mở rộng diện tích nuôi tôm nước lợ, mặn đến đâu thì nuôi tôm đến đó, nâng diện tích tôm lên 1-2 triệu ha để đạt 1-2 triệu tấn tôm thương phẩm. (Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường - 6/10/2016).

Tuy nhiên cần quy hoạch vùng phù hợp phát triển nuôi tôm, không để tình trạng nông dân tự phát manh mún.

Tại Bạc Liêu, Sóc Trăng và một số địa phương khác có điều kiện phù hợp có thể phát triển nuôi tôm công nghiệp theo hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo thành các trung tâm công nghiệp tôm.

Tại Cà Mau, Kiên Giang và một số địa phương có lợi thế về điều kiện sinh thái hướng về phát triển nuôi tôm sinh thái bền vững như tôm - rừng, tôm - lúa...

3. Giải pháp về năng suất:

Hiện nay nuôi tôm quảng canh (nuôi tôm kết hợp trồng lúa trên đất lúa), diện tích lớn, 560.000ha, năng suất rất thấp (200-350 kg/ha). Nuôi tôm công nghiệp: diện tích nhỏ, năng suất thấp (khoảng 4 tấn/ha).

Do đó cần đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật, để nâng cao năng suất lên 1,5 đến 2 lần so với hiện tại đối với nuôi công nghiệp và tăng 3-5 lần đối với nuôi quảng canh.

4. Giải pháp về con giống:

Vấn đề lớn và khó của ngành tôm Việt Nam hiện nay là con giống. (Ông Nguyễn Huy Điền - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - Bộ NNPTNT)

Việt Nam chưa thể chủ động cung ứng giống. Mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 90% giống tôm trắng chân trắng bố mẹ (180.000-260.000 con). Tôm sú bố mẹ cũng phải nhập khẩu và thu gom từ tự nhiên.

Giải pháp là phải đầu tư nghiên cứu sản xuất, gia hóa con giống phù hợp với điều kiện nuôi ở Việt Nam.

Sử dụng giống kháng bệnh và nuôi thưa để giảm thiểu dịch bệnh, nâng cao năng suất, giảm giá thành. (Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Minh Phú)

5. Giải pháp về giá thành sản xuất:

Giá thành sản xuất tôm ở Việt Nam cao. Giá vật tư nuôi tôm và giá thức ăn (chiếm 65%) cao. Chi phí tôm giống cao. Chi phí năng lượng cao.

Cần giảm giá thành và hỗ trợ chi phí năng lượng cho sản xuất.

6. Giải pháp về hạ tầng cơ sở

Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

Hệ thống cấp thoát và xử lý nước không bảo đảm nên dễ xảy ra dịch bệnh ở các vùng nuôi thâm canh.

Nhiều vùng nuôi thiếu điện phải sử dụng máy nổ để bơm nước, quạt khí. Ngành điện cần cung cấp điện 3 pha phục vụ cho sản xuất tôm, đặc biệt là cho khu vực ĐBSCL.

7. Giải pháp về ô nhiễm môi trường và dịch bệnh:

Năm 2016 tình hình hạn hán, mặn diễn ra khốc liệt tại ĐBSCL, chỉ tính riêng trong 3 tỉnh trọng điểm (Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Gang) tổng diện tích tôm thiệt hại khoảng trên 180.000 ha. (Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT)

Trong đó, thiệt hại do dịch bệnh gây ra chỉ chiếm 30% trong khi tỉ lệ diện tích thiệt hại do các vấn đề về môi trường, ô nhiễm nguồn nước… gây ra chiếm đến 63%. (Ông Dương Tiến Thể - Phó Cục trưởng Cục Thú y - Bộ NNPTNT).

Nguồn nước dễ bị ô nhiễm do quá trình sản xuất và sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp.

Tăng cường kiểm tra giám sát mội trường và bệnh dịch trên tôm. Áp dụng khoa học công nghệ để phòng tránh dịch bệnh cho tôm.

8. Giải pháp về công nghệ:

Chuẩn hóa quy trình nuôi tôm của từng doanh nghiệp, từng hộ dân, giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tự động hóa trong nuôi trồng chế biến tôm.

Xây dựng hệ thống thông tin về tình hình cung cầu, giá cả thị trường, để người dân, doanh nghiệp cân đối kế hoạch nuôi tôm hợp lý.

9. Giải pháp về chất lượng, thương hiệu và thương mại:

Đưa con tôm vào doanh mục sản phẩm chủ lực Quốc gia. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu tôm Việt Nam trên toàn cầu.

Kiểm soát tình trạng độc quyền nhóm trong việc cung cấp thức ăn, con giống, vật tư nuôi tôm. Thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất. kinh doanh vật tư. Kiểm soát tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất, bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu.

Nhà nước hỗ trợ tín dụng với lãi suất phù hợp để nuôi và chế biến, kinh doanh xuất khẩu tôm. Triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp.

Kiểm soát thương mại tiểu ngạch của mặt hàng tôm, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh. Phát triển, tăng trưởng trên toàn bộ các thị trường, đa dạng hóa thị trường.

Việt Linh. Ngày 07 tháng 02 năm 2017


CÁC THÔNG TIN VỀ KỸ THUẬT NUÔI TÔM:

Tôm sú Thẻ chân trắng Tôm rảo Tôm càng xanh
Tôm hùm He Nhật Bản Phòng & trị bệnh tôm
Tôm giống

Môi trường nuôi tôm: Nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, oxi, vi sinh...

Nuôi thủy sản mùa lạnh

Nuôi thủy sản mùa mưa, bão, lũ

Nuôi thủy sản mùa nắng, nóng

Thảo luận - hỏi đáp về kỹ thuật nuôi thủy sản

Thông tin vật tư, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ nuôi trồng thủy sản

An toàn thực phẩm

Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn

Chuyên đề

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang