• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng trọt

TIÊU CHUẨN EUREP GAP  

Sản xuất quả theo hướng chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm (GAP)

Bài giảng của Ts. Nguyễn Văn Hoà & Ths. Võ Hữu Thoại , 25/10/2007- Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam - HT 203 Mỹ Tho, Tiền Giang

Nội dung: (nhấn vào các chủ đề dưới đây để xem chi tiết)

I. Đặt vấn đề 

II. Các yếu tố toàn cầu và khu vực dẫn đến nhu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm

III. Một số dẫn chứng về ngộ độc thực phẩm

IV. Sản xuất nông nghiệp tốt GAP (good agricultural practices) là gì?

V.  Những điểm chính trong Eurepgap:

1. TRUY NGUYÊN NGUỒN GỐC ( 1CY)

2. LƯU TRỮ HỒ SƠ VÀ KIỂM TRA NỘI BỘ  (3 CY, 1 TY)

3. CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG  (2 CY, 8 TY, 2 ĐN)

4. LỊCH SỬ CỦA VÙNG ĐẤT VÀ VIỆC QUẢN LÝ VÙNG ĐẤT ĐÓ ( 2 CY, 2 TY)

5. QUẢN LÝ ĐẤT VÀ CÁC CHẤT NỀN (1 CY, 3 TY, 6 ĐN) 

6. SỬ DỤNG PHÂN BÓN (2 CY, 15 TY , 4 ĐN)

7.TƯỚI TIÊU/ BÓN PHÂN QUA HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU (1 CY, 15 ĐN)  

8. BẢO VỆ MÙA MÀNG (13 CY, 43 TY, 5 ĐN)

9.THU HOẠCH (6 CY,  1 TY,  2 ĐN) 

10.  VẬN HÀNH SẢN PHẨM (12 CY , 13 TY,  5 ĐN) 

11. QUẢN LÝ Ô NHIỄM VÀ CHẤT THẢI, TÁI SẢN XUẤT VÀ TÁI SỬ DỤNG (6 ĐN)

12. SỨC KHỎE AN TOÀN VÀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (2 CY, 13 TY, 9 ĐN)

13. VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG (1 TY, 8 ĐN)

14. ĐƠN KHIẾU NẠI ( 2 CY)

VI. CÁC BƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GAP CHO CÂY ĂN QUẢ CỦA VIỆT NAM


(Phần 1)

I. ĐẶT VẦN ĐỀ 

Ngày nay khi xã hội phát triển cao, đời sống vật chất, tinh thần cũng tăng cao trên toàn thế giới, chính vì vậy nhu cầu cuộc sống cũng cao hơn, chất lượng hơn, an toàn hơn, nhất là ở những nước phát triển, có nền kinh tế mạnh. Ngay cả trong nước cũng vậy, hiện nay nhu cầu mặc đẹp, ăn ngon, chất lượng, an toàn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống. Hiện nay, chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa gia nhập AFTA và Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Thách thức lớn nhất trong thời đại của chúng ta là sản xuất và bán ra thực phẩm an toàn đáp ứng được nhu cầu cao của thế giới. Chỉ trong mấy thập kỷ qua, cơ hội do nhiễm khuẩn thực phẩm đã tăng lên nhiều lần. Ngoài những lý do "truyền thống" như sự coi thường và thiếu ý thức của con người về vệ sinh còn có nhiều lý do khác là cơ hội cho nhiễm độc xuất hiện. Nhiễm độc thực phẩm có thể là hậu quả của một số phương thức sản xuất nông nghiệp hiện đại, kỹ thuật xử lý thực phẩm cũng như do sự thay đổi trong mô hình phân phối hoặc sở thích của người tiêu dùng. Người ta phát hiện một số bệnh trước đây còn chưa được biết đến có nguồn gốc từ biến chứng những bệnh nhiễm độc do thực phẩm. Điều này làm tăng lên số lượng những ca được phát hiện mắc bệnh có nguyên nhân từ thực phẩm.

Những năm gần đây, số trường hợp ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng cả trên thế giới và trong nước. Hàng năm trên thế giới có 1,5 tỷ ca bị bệnh tiêu chảy mà phần lớn xãy ra ở các nước đang phát triển. 

Tại Việt Nam, trư­ớc năm 1985 khối l­ượng thuốc bảo vệ thực vật dùng là 6.500 - 9.000 tấn, l­ượng sử dụng bình quân là 0,30 kg a.i/ha, đến nay l­ượng thuốc bảo vệ thực vật khoảng 33.000 tấn và 1,04kg a.i/ha.

Theo thống kê của Bộ Y Tế từ năm 1997 – 2000 có 1.391 vụ ngộ độc phải đi cấp cứu với số người lên đến 25.509 người, trong đó có 217 người chết. Năm 2001 có 227 vụ với 3.814 người trong đó có 63 người chết.

Bảng 1: Tình hình ngộ độc thực phẩm ở nước ta từ 1999 đến 2005 (Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm, Bộ Y Tế)

Năm

Số vụ ngộ độc

Số nạn nhân

Số người tử vong

Số vụ ngộ độc hàng loạt

1999

327

7.576

71

 

2000

213

4.233

59

 

2001

245

3.901

63

30

2002

218

4.984

71

41

2003

238

6.428

37

42

2004

145

3.584

41

27

2005

144

4.304

53

32

Theo ước tính của WHO, ở Việt Nam hàng năm có khỏang hơn 3 triệu ca ngộ độc thực phẩm, gây tổn hại khỏang 3.000 tỷ đồng VN (Cục Nông Nghiệp - Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2004).

Ngày nay sản xuất theo hướng chất lượng, vệ sinh và an toàn đóng vai trò rất quan trọng, nhiều nước rất chú ý đến việc an toàn thực phẩm, nhất là những nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Newzealand... Họ đặt ra các tiêu chuẩn, qui định để buộc sản phẩm của các quốc gia khác khi vào thị trường phải tuân thủ nhằm bảo vệ người tiêu dùng và môi trường trong nước.

Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO (Tổ chức thương mại tự do toàn cầu), khi là thành viên WTO Việt Nam cần giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề cam kết áp dụng tiêu chuẩn về VSATTP, các nước trong WTO có thể sử dụng VS ATTP như rào cản để ngăn chặn sản phẩm từ các quốc gia khác xâm nhập vào thị trường của họ nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước.

Trung Quốc vốn là thị trường dễ tính cho trái cây Việt Nam, nhưng từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2002, thì việc xuất khẩu sang Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức mới, Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trung Quốc quy định mặt hàng rau quả tươi nhập khẩu vào nước này phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm, có đóng gói, có ghi xuất xứ hàng hoá. Hiện nay, trái cây Việt Nam chưa đạt những yêu cầu này, do sản xuất nhỏ, manh mún, quen buôn chuyến qua biên giới, không có thùng, không có ghi xuất xứ hàng hoá, ngoại trừ thanh long được đóng thùng rất đẹp.

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu từ 2000 - 2005 của trái cây Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

TT

Năm

Kim ngạch xuất khẩu  (USD)

(%) Sụt giảm so 2002

1

2000

120.351.000

-

2

2001

142.801.000

-

3

2002

121.529.000

-

4

2003

  67.068.000

44,8

5

2004

  24.965.000

79,5

6

2005

  36.000.000

<70,4

(nguồn: ViNaFruit)

Một số loại trái cây của Việt Nam có chất lượng ngon, diện tích lớn và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT chọn là những loại cây ăn trái có tiểm năng xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh trên thương trường ở khu vực và quốc tế như: xoài cát Hoà lộc, thanh long, dứa Queen, bưởi Da xanh, vải Thiều, nhãn Lồng, nhãn Xuồng...

Tuy nhiên, hầu hết  trái cây của Việt Nam chưa bảo đảm an toàn thực phẩm và chưa thể truy nguyên nguồn gốc sản xuất là một trong những rào cản cho việc hội nhập cũng như cạnh tranh của rau quả Việt Nam trong khu vực và thế giới hiện nay.

Gia nhập WTO là thời cơ và cũng là thách thức cho sản phẩm nông sản Việt Nam tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.

Đứng trước thực trạng như vậy, người sản xuất, người cung ứng sản phẩm phải thật sự chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi phương thức canh tác, chăm sóc, bảo vệ thực vật cho cây theo hướng an toàn, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không để vi sinh vật có hại hiện diện trên quả, làm cho quả đạt chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.Để thực hiện được việc này, Tổ chức những người bán lẻ và cung cấp ở Châu Âu EUREP (European Retail Products) đã công bố tiêu chuẩn EUREP GAP (European Retail Products Good Agriculture Practice) cho thị trường này và hàng hoá của các nước muốn vào những nước Châu Âu phải tuân theo các tiêu chuẩn này. Riêng ở Việt Nam trong khi chờ đợi xây dựng những tiêu chuẩn , chúng ta nên tham khảo và ứng dụng những tiến bộ này của thế giới để thay đổi dần tập quán canh tác, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn, tiến tới tạo sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng GAP là vấn đề sống còn rau quả, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường trong khu vực và thế giới là điều cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay.

www.vietlinh.vn

 

 

 

 

Trồng trọt mùa mưa, bão, lũ

 

 

 

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang